Tăng cường phân cấp quản lý
Báo cáo đề dẫn hội thảo,Đểcấpxãlàmtốtviệchơketquabong da hom nay ông Đinh Đức Duy, Phó Trưởng khoa Nhà nước và Pháp luật trường Chính trị tỉnh, cho biết trong hệ thống các cơ quan hành chính ở nước ta, UBND cấp xã giữ vai trò rất quan trọng. Thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định, UBND cấp xã chính là cầu nối giữa Nhà nước với các tổ chức, cá nhân trong xã hội; là cơ quan đại diện cho Nhà nước để thực thi quyền lực Nhà nước, triển khai, tổ chức thực hiện những chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Để cấp xã “làm tốt việc” hơn, bên cạnh sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội, sự tận tụy, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách... thì việc xác định minh bạch, rõ ràng chức năng, nhiệm vụ và tổ chức của chính quyền cấp xã giữ một vai trò rất quan trọng. Vì vậy, hội thảo khoa học “Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong giai đoạn hiện nay” nhằm đưa ra các giải pháp khoa học khả thi để góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của UBND cấp xã tại tỉnh Bình Dương nói riêng và cả nước nói chung.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Nhứt, nguyên Trưởng khoa Quản lý hành chính, Học viện Cán bộ TP.Hồ Chí Minh thảo luận làm rõ thêm nội dung hội thảo
Trình bày tham luận tại hội thảo, Tiến sĩ Nguyễn Văn Nhứt, nguyên Trưởng khoa Quản lý hành chính, Học viện Cán bộ TP.Hồ Chí Minh, cho biết: “Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của UBND cấp xã thì việc tăng cường phân cấp quản lý (PCQL) đóng vai trò quan trọng. Theo ông, việc tăng cường PCQL nhằm phát huy mạnh mẽ tính năng động, sáng tạo, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp nói chung và UBND cấp xã nói riêng trong quản lý và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. Đây là tiền đề quan trọng cho việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý hành chính Nhà nước của UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh”.
Phát huy vai trò kiêm nhiệm
Một nội dung thu hút được sự quan tâm của hội thảo là việc bố trí Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBND ở cấp xã. Ông Võ Trung Nghĩa, Bí thư Đảng ủy, kiêm Chủ tịch UBND xã Long Hòa, huyện Dầu Tiếng, cho biết từ nhiệm kỳ 2015-2020 đến nay, UBND xã Long Hòa thực hiện mô hình Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBND xã. Ông Võ Trung Nghĩa, phân tích: “Mô hình này mang lại thuận lợi trong công tác chỉ đạo điều hành, giúp thực hiện công việc trôi chảy hơn. Trước hết giảm bớt các cuộc họp giữa cấp ủy và thường trực ủy ban, “nói đi đôi với làm”. Bởi với vai trò bí thư có thể đưa ra kế hoạch; khi vào vai trò chủ tịch thì có thể thực hiện ngay công việc đó. Qua đó, góp phần nâng cao vai trò lãnh đạo trực tiếp, toàn điện của cấp ủy Đảng; giúp cấp ủy trực tiếp nhận thông tin về việc điều hành của UBND chính xác, kịp thời. Với mô hình này, vai trò, sự lãnh đạo của cấp ủy đối với hệ thống chính trị rất kịp thời, sát thực tế nên hiệu quả được nâng lên. Tuy nhiên, bên cạnh đó thì mô hình cũng bộc lộ hạn chế. Đó là cùng một lúc đảm nhận vai trò người đứng đầu của cả cấp ủy và UBND, vì vậy khối lượng công việc rất nhiều, rất áp lực, trong khi hiện nay chế độ đãi ngộ chưa phù hợp.
Hiến kế để mô hình này khắc phục được hạn chế, phát huy hiệu quả, ông Nguyễn Văn Phương, Phó Chủ tịch UBND phường Hòa Phú (TP.Thủ Dầu Một), cho rằng cần có mẫu quy chế làm việc, mẫu quy chế phối hợp của các tổ chức chính trị - xã hội, của cấp ủy, chính quyền ở địa phương; bổ sung chế độ chính sách phù hợp với những người “một gánh hai vai”; đồng thời tổ chức các lớp bồi dưỡng để nâng cao kỹ năng, phương pháp hoạt động của bí thư, kiêm chủ tịch UBND xã. Từ đó, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền cơ sở, đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ chính trị đặt ra trong tình hình mới.
Tại hội thảo, ngoài những tham luận được trình bày, các đại biểu đã tham gia thảo luận để làm rõ hơn những vấn đề liên quan đến chủ đề hội thảo. Cụ thể là những nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu lực và hiệu quả của UBND cấp xã trong tỉnh hiện nay. Từ đó, trên cơ sở luận giải những vấn đề lý luận, quy định pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của UBND cấp xã trong tỉnh; đưa ra các giải pháp khoa học khả thi nhằm góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của UBND cấp xã tại Bình Dương nói riêng và cả nước nói chung.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Nhứt, giải pháp cho việc tăng cường PCQL là cần nhận thức rõ tính tất yếu khách quan của quá trình PCQL Nhà nước trong điều kiện mới hiện nay; tăng cường thanh tra, kiểm tra và kiểm soát quyền lực đối với UBND cấp xã trong việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo PCQL; gắn PCQL cho UBND cấp xã với việc đẩy mạnh cải cách hành chính ở cơ sở; đồng thời đẩy mạnh cơ chế giám sát của người dân đối với hoạt động PCQL...