(BDO) Chiều 6-8,àsoátlạicáccơchếchínhsáchtrongđàotạonghềđểthựchiệntốthơkeo nhà cái.de tại Trường Cao đẳng Việt Nam - Hàn Quốc, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh do bà Nguyễn Thị Ngọc Xuân, Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn đã thực hiện chương trình giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh Bình Dương” với các trường cao đẳng, trung cấp, trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh và các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm trên địa bàn tỉnh. Bà Nguyễn Thị Ngọc Xuân, Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh yêu cầu các trường phải rà soát chi tiết từng hạng mục đề xuất. Làm việc với đoàn, các đơn vị đã trình bày những khó khăn trong đào tạo nghề, cần cơ chế hỗ trợ. Đó là liên thông trong đào tạo nghề, chính sách về học văn hóa trong trường nghề; liên doanh, liên kết trong đào tạo; chính sách thu hút, bồi dưỡng nhân lực, đầu tư mua sắm trang thiết bị... Đại diện Sở Lao động- thương binh và Xã hội trình bày thảo luận về các chính sách trong đào tạo nghề hiện nay. Ông Nguyễn Tấn Trung, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Việt Nam - Hàn Quốc trình bày những khó khăn của trường. Đoàn giám sát đã ghi nhận ý kiến đóng góp từ các trường, đơn vị. Tuy nhiên, để địa phương và trung ương có chính sách hỗ trợ tốt hơn, bà Nguyễn Thị Ngọc Xuân yêu cầu Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thống kê chi tết các đơn vị thiếu giáo viên, thiếu ở ngành nghề nào để khi làm việc với UBND tỉnh có số liệu cụ thể và cả giải pháp thực hiện. Về chính sách, các đơn vị phải rà soát lại cụ thể, chi tiết, không nói chung chung. Về đầu tư trang thiết bị, các trường phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thống kê hiện trạng, xem lại các giải pháp đầu tư công trung hạn, dài hạn; phải xây dựng được đề án liên doanh, liên kết giữa các trường trong đào tạo.... Quang Tám