游客发表
发帖时间:2025-01-12 04:56:39
Tất cả có thể sẽ chấm dứt sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un gặp nhau tuần tới,ềuTiênTriềuTiênsẽtừbỏvươngmiệnhạtnhânYongbyontạihộinghịnhận định benfica vs theo báo Bloomberg.
Ảnh vệ tinh tổ hợp hạt nhân Yongbyon. |
Thời gian gần đây, việc giải giáp Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Hạt nhân Yongbyon nổi lên như một kết quả tiềm tàng sẽ đạt được tại hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2 ở Việt Nam ngày 27-28/2.
Ông Moon Chung In – một cố vấn đặc biệt của Tổng thống Hàn Quốc – nói với hãng tin Bloomberg tuần trước rằng Chủ tịch Kim đã đồng ý đóng cửa tổ hợp và cho phép các thanh sát viên vào kiểm tra. Điều đó, có nghĩa là Mỹ có cơ hội nắm được những thông tin quý giá về các chương trình vũ khí của Triều Tiên.
Một thỏa thuận đóng cửa Yongbyon có thể sẽ đại diện cho chiến thắng hữu hình đầu tiên mà ông Trump đạt được hướng tới giảm bớt năng lực hạt nhân của Bình Nhưỡng kể từ sau hội nghị thượng đỉnh lần 1 ở Singapore tháng 6 năm ngoái. Nó tiềm tàng khiến Triều Tiên mất đi lượng plutonium đủ cho chế tạo mỗi năm một quả bom nguyên tử cùng các vật liệu cần thiết để làm ra các vũ khí hạt nhân uy lực hơn.
Tuy nhiên, như vậy cũng chưa thể đạt tới mức "phi hạt nhân hóa hoàn toàn, được kiểm chứng toàn diện" như Ngoại trưởng Mỹ Michael Pompeo và giới chức chức chính quyền Trump yêu cầu. Kể cả đóng cửa Yongbyon thì theo các chuyên gia kiểm soát hạt nhân, ông Kim có thể có ít nhất một nhà máy bí mật khác sản xuất được tới 6 quả bom hạt nhân mỗi năm.
Ông Chun Yungwoo, cựu đặc phái viên hạt nhân Hàn Quốc từng làm trung gian cho một trong những thỏa thuận đóng cửa Yongbyon, cho rằng chính quyền Kim Jong Un giờ đã thay đổi trọng tâm sang chế tạo các đầu đạn hạt nhân tốt hơn và các tên lửa đạn đạo liên lục địa có thể bắn tới Mỹ. Theo ông, Bình Nhưỡng có thể đã có đủ nguyên liệu phân hạch để tiếp tục hầu hết chương trình hạt nhân của nước này - kể cả khi đã đóng cửa tất cả các cơ sở sản xuất nhiên liệu khác.
Ngày 19/2, Tổng thống Trump nói với các phóng viên ở Nhà Trắng rằng ông "không vội" đạt một thỏa thuận với Chủ tịch Kim bởi ông muốn một mối quan hệ vững mạnh với nhà lãnh đạo Triều Tiên và cấm vận nhằm vào quốc gia châu Á này vẫn tiếp tục khi hai bên đàm phán.
Yongbyon, nằm cách thủ đô Bình Nhưỡng 100km về phía bắc, mang giá trị biểu tượng là "vương miện lâu năm" của chương trình vũ khí hạt nhân Triều Tiên. Được xây dựng năm 1979, lò phản ứng của cơ sở này tạo ra một ít điện còn chủ yếu cung cấp plutonium và các cơ sở nghiên cứu cần thiết để Triều Tiên thử nghiệm quả bom nguyên tử đầu tiên năm 2006.
Chủ tịch Kim đã đặt Yongbyon trở lại bàn đàm phán trong cuộc gặp với Tổng thống Hàn Quốc Ban Ki Moon hồi tháng 9 năm ngoái, khi ông bày tỏ mong muốn chấp nhận "giải giáp vĩnh viễn" nhà máy để đổi lấy "các biện pháp tương xứng" của Mỹ. Cố vấn Moon Chung In của Tổng thống Hàn Quốc tiết lộ thêm, tại cuộc gặp, ông Kim còn đồng ý sẽ "chấp nhận xác minh" việc phá hủy tổ hợp.
Siegfried Hecker, một thành viên trong nhóm khoa học hạt nhân theo dõi hoạt động làm giàu uranium tại Yongbyon trong một chuyến thị sát năm 2010, nhận định rằng đóng cửa cơ sở này cùng một phòng thí nghiệm mà có thể sản xuất tritium – một đồng vị phóng xạ của hydrogen giúp thu nhỏ đầu đạn hạt nhân – sẽ có thể là một thành công.
"Đóng cửa và giải giáp tổ hợp hạt nhân Yongbyon là một thỏa thuận lớn", ông Hecker nhận định. "Nó sẽ chấm dứt hoạt động sản xuất plutonium và tritium. Và nó sẽ làm giảm đáng kể năng lực chế tạo uranium được làm giàu ở cấp độ cao".
Tuy nhiên, việc thanh sát hàng chục tòa nhà ở Yongbyon có thể sẽ mất nhiều thời gian và giải giáp toàn diện thậm chí còn lâu hơn. Phía Hàn Quốc cho rằng tháo dỡ Yongbyon sẽ tạo dựng được lòng tin và khuyến khích Bình Nhưỡng nhượng bộ nhiều thêm nữa.
Tin tức về hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều được dư luận quan tâm. (Ảnh: Bloomberg) |
Chưa rõ Tổng thống Trump sẽ đạt được bao nhiêu tại cuộc gặp với Chủ tịch Kim tuần tới. Tuy nhiên, hai bên không dễ dàng dàn xếp được những bất đồng hiện nay và các cuộc hội đàm nhiều khả năng sẽ vượt ra khỏi hội nghị. Để đổi lấy việc giải giáp Yongbyon, ông Kim có thể sẽ yêu cầu nới lỏng cấm vận quốc tế lên Bình Nhưỡng.
Triều Tiên từng 2 lần nhất trí ngừng các hoạt động và cho phép các thanh sát viên hạt nhân vào Yongbyon để đổi lấy viện trợ trước khi ông Kim Jong Un lên nắm quyền, một lần vào giữa những năm 1990 và một lần vào giữa thập niên 2000. Cả hai lần, Triều Tiên đều hủy bỏ cam kết do bất đồng về cách thức thực hiện thỏa thuận.
Thanh Hảo
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接