Apple đã 'sập bẫy' Epic Games như thế nào?_ti le keo bong88

Cúp C12025-01-13 16:02:2534
Apple đã 'sập bẫy' Epic Games như thế nào?đãsậpbẫyEpicGamesnhưthếnà<strong>ti le keo bong88</strong>
 

Epic Games, công ty sản xuất game của Tim Sweeney, tố cáo Apple vì hành vi phản cạnh tranh. Hôm 14/8, Epic đã cho cả thế giới thấy hành vi đó là như thế nào. C

hỉ bằng cách vi phạm một trong các quy định của App Store, Epic đã “kích động” Apple để họ sử dụng quyền lực của mình. Có lẽ, ngay lúc này, CEO Tim Cook của Apple đang phải ôm đầu vì sập bẫy Epic Games quá dễ dàng.

Tranh chấp giữa hai công ty xoay quanh quyền kiểm soát của Apple đối với ứng dụng trên iPhone, iPad. Người dùng chỉ được tải ứng dụng từ chợ App Store. Apple được hưởng 30% đối với các ứng dụng trả tiền và hưởng 30% trên doanh số các hàng hóa điện tử khác như phim, sách, vật phẩm game… mà nhà phát triển bán qua ứng dụng.

App Store được tải sẵn trên tất cả iPhone, iPad. Nhà phát triển bán hàng trong ứng dụng (in-app) phải sử dụng cơ chế thanh toán của Apple. Họ không chỉ bị cấm dùng kênh thanh toán thay thế mà còn không được nhắc tới chúng.

Tất nhiên, không ai hài lòng song không có lựa chọn khác. Giới lập trình phàn nàn về các quy định của Apple đã nhiều năm: mức phí 30% là quá cao, trong khi đó lại không được sử dụng dịch vụ thanh toán mà họ có sẵn. Dù vậy, Apple đang có 1,5 tỷ người dùng khắp thế giới. Đây là thị trường khổng lồ mà họ không thể tiếp cận nếu từ bỏ App Store. Ngoài ra, người dùng iOScòn chi đậm hơn hẳn người dùng Android.

Ngược lại, Apple tranh luận rằng mình cấm các chợ ứng dụng và dịch vụ thanh toán khác để bảo đảm an toàn và đối xử bình đẳng với tất cả nhà phát triển. Không như các gã khổng lồ Google, Facebook, Amazon, Apple thoát được sự giám sát vì không thống trị trên thị trường chính đang hoạt động là smartphone.

Song gọng kìm của Apple đối với App Store đã bắt đầu thu hút sự chú ý. Năm 2019, Spotify đâm đơn kiện Apple lên Ủy ban Châu Âu (EC), tố cáo nhà sản xuất iPhone thực hiện hành vi phản cạnh tranh liên quan tới việc tính phí những khoản mua sắm qua App Store. Tháng trước, Tim Cook ra điều trần trước Quốc hội Mỹ về vấn đề độc quyền. Bộ Tư pháp Mỹ cùng một số thẩm phán liên bang được cho là chuẩn bị tiến hành điều tra công ty.

Epic đã chứng minh được độ nguy hiểm với Apple. Epic hùng mạnh, là một trong số ít công ty có thể sống mà không có Apple. Bằng một loạt hành động mới nhất, Epic cho thấy họ có thể mưu mô tới mức nào.

Cái bẫy mở đầu bằng việc vi phạm quy định App Store. Epic cho phép người dùng iPhone mua V-buck – tiền ảo trong gameFortnite – trực tiếp từ công ty mà không cần qua App Store. Động thái vi phạm trực tiếp quy định của Apple khi đưa ra phương thức thanh toán khác, không phải của hãng.

Chỉ vài giờ sau, Apple xóa bỏ Fortnite khỏi App Store vì vi phạm quy định, đòi đối xử đặc biệt. Tuy nhiên, quyết định này gây tổn hại cho chính Apple khi hàng triệu người chơi Fortnite không còn được tải hay cập nhật game. Họ hoàn toàn có thể quay lưng với “táo khuyết” hơn là Epic khi phát hiện lý do vì sao không được tải game nữa.

Tuy nhiên, vấn đề lớn hơn của Apple lại ở phía sau. Epic rõ ràng đoán được Apple sẽ gỡ Fortnite vì ngay sau đó, công ty tung ra cú đấm tiếp theo: một đơn kiện. Epic tố cáo Apple cản trở cạnh tranh bất hợp pháp trên thị trường phân phối ứng dụng và mua sắm trong ứng dụng trên iPhone và iPad. Họ nhắc tới phản ứng của Apple trước lựa chọn mua V-buck như luận điểm chính.

“Thay vì chấp nhận cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh dựa trên hiệu quả của các giải pháp, Apple đáp trả bằng cách loại Fortnite khỏi App Store. Việc gỡ bỏ Fortnite là một ví dụ khác cho thấy Apple đang sử dụng quyền hạn to lớn để áp đặt biện pháp hạn chế vô lý và duy trì vị thế độc quyền 100% bất hợp pháp trên thị trường xử lý thanh toán trong ứng dụng iOS”, trích đơn kiện của Fortnite.

Epic cũng tỏ ra khôn ngoan khi đoán được Apple sẽ nói họ đang muốn được biệt đãi. Dù đơn kiện nhiều lần nhắc đến việc bị thiệt hại tài chính vì quy định của Apple, Epic lại không đòi bồi thường. Thay vào đó, Epic đề nghị Tòa án Quận Bắc California tuyên bố quy định của Apple là “bất hợp pháp và không thể thi thành”, đồng thời ban lệnh cấm với quy định mà Epic cho là hành vi phản cạnh tranh.

Vụ kiện của Epic không chỉ nhằm mục đích PR. Nó đặt ra một cuộc tranh luận nghiêm túc, hợp lý về quyền lực của Apple, về khả năng thách thức sức mạnh đó của nhà phát triển hay người dùng và về tổn thất mà quy định của Apple khiến nhà phát triển hay người dùng phải chịu.

“Bằng cách áp đặt 30% thuế, Apple về cơ bản buộc nhà phát triển phải chấp nhận lợi nhuận thấp hơn, giảm số lượng hay chất lượng ứng dụng, tăng giá đối với khách hàng hoặc đôi khi là kết hợp cả 3”, Epic viết trong đơn kiện.

Epic còn vô cùng thông minh khi so sánh chi phí xử lý thanh toán qua các kênh khác với Apple. Họ còn củng cố bằng nhiều tài liệu được cơ quan chức năng công bố gần đây sau khi tiến hành điều tra Apple. Chẳng hạn, một email từ cố CEO Steve Jobs thừa nhận khoản phí 30% có thể sẽ “cấm đoán nhiều thứ”.

Lùm xùm lần này mang tới nguy cơ cao cho Apple. Phần lớn tăng trưởng trong vài năm gần đây của hãng là nhờ vào bộ phận dịch vụ mà trong đó, App Store chiếm tỉ lệ cao. Nếu việc kinh doanh App Store gặp trục trặc, Phố Wall hẳn sẽ không hài lòng. Ấy vậy mà, Apple – đúng như những gì Sweeney dự đoán – lại rơi ngay vào cái bẫy của của Epic. Ngay lúc này, họ sẽ phải tìm đường ra.

Du Lam (Theo BI)

 

本文地址:http://pro.rgbet01.com/news/247b299530.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM làm việc với Sơn Tùng M

Chuỗi sự kiện ra mắt giày chạy bộ Nike Pegasus 41

Nàng dâu 'thánh... soi'

Chế độ dinh dưỡng tăng khả năng sinh sản nam giới

Lịch thi đấu Olympic Tokyo 2021 hôm nay ngày 30/7

'Đứng hình' vì chiếc váy của người đẹp ở LHP

Chọn Kia K3 Turbo GT hay K5 tiêu chuẩn?

Nữ diễn viên truyền hình kiếm 66 tỉ mỗi tháng

友情链接