Cũng như bao cặp vợ chồng trẻ khác,ậtkíđimuanhàởxãhộthứ hạng của hạng nhất trung quốc vợ chồng tôi cũng mong muốn có được một ngôi nhà cho riêng mình. Nhưng với đồng lương công chức ít ỏi, lại phải đi thuê nhà, sau nhiều năm tích cóp, vợ chồng tôi mới dám nghĩ đến việc mua nhà.
Để có thể sở hữu một căn hộ nhỏ ven đô Hà Nội, ít nhất người mua nhà cũng phải có tầm 1 tỷ đồng trong tay. Trong khi vợ chồng tôi đều tự lập nghiệp tại Hà Nội, bố mẹ ở quê cũng không có điều kiện hỗ trợ về mặt kinh tế, số tiền này vợ chồng tôi chẳng biết phải tích cóp bao nhiêu năm nữa mới đủ.
Có trong tay vài trăm triệu, điểm ngắm của vợ chồng tôi đó chính là các dự án nhà ở xã hội có bán kính khoảng10km để đến nơi hai vợ chồng đi làm. Sau khi cân lên đặt xuống một vài dự án, uy tín của chủ đầu tư, vợ chồng tôi đã chốt hạ dự án nhà ở xã hội Đồng Mô, Đại Kim bởi dự án nằm ở vị trí khá đẹp, đi lại vào trung tâm không quá xa. Lại có thể vay được gói 30.000 tỷ để mua nhà.
Nhà ở xã hội vẫn là giấc mơ xa vời của những cặp vợ chồng chưa có nhà ở nhưng bị vướng ở mặt thủ tục, hồ sơ. (Ảnh minh họa) |
Xin giấy xác nhận, khó hơn lên trời?
Sau khi biết thông tin chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội Đồng Mô, Đại Kim bắt đầu nhận hồ sơ, tôi hào hứng hoàn thiện hồ sơ theo mẫu của chủ đầu tư và đi nộp. Vì làm trong cơ quan nhà nước, theo hướng dẫn thì tôi có thể xin xác nhận tình trạng nhà ở tại cơ quan.
Nhưng đến khi đi nộp, người thu hồ sơ lại hỏi: “Chị có giấy xác nhận mình là công chức, viên chức hay không? Điều gì chứng minh chị là viên chức nhà nước?”. Bản thân tôi chỉ nghĩ đơn giản mình làm trong cơ quan nhà nước trực thuộc Bộ, hợp đồng lao động không xác định thời hạn, thì đương nhiên tôi là đối tượng thuộc điểm b theo Thông tư số 08/2014/TT-BXD ngày 23/5/2014 của Bộ Xây dựng. Giờ chủ đầu tư đòi hỏi phải có giấy chứng minh hoặc công nhận là công chức, viên chức thì tôi biết xin ở đâu?
Theo hướng dẫn tôi sẽ về xin xác nhận tình trạng nhà ở tại phường nơi đăng kí hộ khẩu thường trú. Hiện tại hộ khẩu vợ chồng tôi đang đăng ký tại phường Phương Mai, Đống Đa. Tôi đã mang hộ khẩu lên phường để xin xác nhận thực trạng nhà ở. Ngôi nhà trong sổ hộ khẩu hiện đang đứng tên vợ chồng bác tôi.
Địa chính phường nói rằng trường hợp của tôi không thể xác nhận được vì trong sổ hộ khẩu nhà chúng tôi gồm có 6 người, không thể xác nhận rằng vợ chồng tôi chưa có nhà thuộc sở hữu của hộ gia đình.
Sau đó nhờ mối quan hệ, vợ chồng tôi xin được xác nhận của lãnh đạo phường rằng ngôi nhà trong sổ hộ khẩu không phải thuộc sở hữu của chúng tôi.
Khi mang hồ sơ lên nộp lần 2, chủ đầu tư lại nói rằng: Xác nhận của phường như vậy là không rõ ràng, chị không sở hữu ngôi nhà này nhưng chị lại có sổ đỏ ở ngôi nhà bên cạnh thì sao? Vợ chồng và con chị được tính là một hộ gia đình nên chị cần xin xác nhận rằng hộ gia đình của chị chưa có nhà.
Tôi lại tất tả quay lại phường để xin xác nhận lại, nhưng lãnh đạo phường trả lời rằng phường không thể nắm được việc tôi có nhà hay không bởi khi mua bán nhà đất thì theo luật là phải lên văn phòng công chứng, lên Sở Tài nguyên Môi trường chứ không bắt buộc phải qua phường. Và phường chỉ quản lý nhân sự trong địa bàn phường, bây giờ nếu tôi cần xác nhận không có nhà trên địa bàn phường, cán bộ phường phải lật tìm hồ sơ của khoảng 5.000 hộ dân có đăng kí thường trú tại phường xem có tên vợ chồng tôi hay không. Việc này sẽ mất khá nhiều thời gian bởi hồ sơ chưa được lưu trữ vào máy, phải dò bằng tay.
Lãnh đạo phường cũng nói rằng nếu chủ đầu tư yêu cầu xin xác nhận rằng tôi chưa có nhà trên cả đất nước Việt Nam này thì phường không xác nhận được và không quản lý được. Bây giờ nếu có người lên hỏi lãnh đạo phường căn cứ vào đâu để xác định vợ chồng tôi chưa có nhà ở, thì phường không có căn cứ và không thể xác nhận được.
Khi tôi hỏi tôi muốn làm cam kết rằng gia đình tôi thực sự chưa có nhà ở và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những gì mình cam kết, thì lãnh đạo phường nói rằng tôi có thể ra ủy ban phường cam kết, phường sẽ chứng nhận chữ kí trong tờ cam kết là của tôi, còn nội dung tôi cam kết là gì thì phường không chịu trách nhiệm.
Với cái lí của người làm công bộc cho dân, tôi lại ngậm ngùi mang hồ sơ về. Sau khi tham khảo ý kiến của bạn bè, đồng nghiệp, họ cũng bảo cái này tùy phường, có phường dễ, phường khó. Những phường họ đăng kí thường trú thường khá dễ, có thể mất thêm chút chi phí hoặc có người quen là có thể xin được.
Như vậy yêu cầu của chủ đầu tư và lí lẽ của phường khiến người mua nhà bị rơi vào thế bí, vợ chồng tôi không biết phải giải quyết ra sao.
Bước đường cùng, vợ chồng tôi đã nghĩ đến việc cầu viện từ đội ngũ môi giới bất động sản của các sàn. Họ rao bán suất mua căn hộ và bao làm giấy tờ luôn. Nhưng nghĩ đến khoản tiền chênh gần trăm triệu để có suất mua căn hộ, vợ chồng tôi không biết lấy tiền đâu ra, trong khi việc mua bán như vậy tôi cũng biết là bất hợp pháp và không khéo còn bị lừa, tiền mất tật mang.
Giấc mơ có một căn nhà của vợ chồng tôi đến nay lại càng xa vời khi thời hạn nhận hồ sơ của chủ đầu tư đã hết, giấy xin xác nhận chưa có nhà ở vợ chồng tôi không có cách nào xin được, mặc dù sự thực vợ chồng tôi chưa có một ngôi nhà nào thuộc quyền sở hữu.
Hoàng Anh
Vì sao doanh nghiệp BĐS “lơ” đầu tư nhà ở xã hội?