Bà N.T.G (64 tuổi,ịtríđaulưngcảnhbáosỏithậnbiếnchứngnguyhiểtỉ lệ kèo 88.com trú tại Hải Phòng) đến Bệnh viện Bưu Điện (Hà Nội) khám sức khỏe. Cách đây vài ngày, người phụ nữ bị ngã, cảm thấy đau lưng nên đi kiểm tra y tế.
Tại đây, bác sĩ phát hiện ra một “củ gừng” to trong thận. Bác sĩ cho biết, cả hai bên thận của bà G. có sỏi rất to và yêu cầu người bệnh nhập viện ngay để xét nghiệm sàng lọc và đánh giá chức năng thận.
Tiến sĩ, bác sĩ Dương Văn Trung - Trưởng Khoa Ngoại Tiết niệu, Bệnh viện Bưu Điện - cho biết bệnh nhân được chẩn đoán sỏi canxi có đường kính >2,5cm đi kèm hẹp bể thận niệu quản, kích thước sỏi lên đến 10cm bên thận trái và bên thận phải có rất nhiều viên sỏi canxi nhỏ, hai thận có dấu hiệu suy giảm chức năng.
Bác sĩ Trung đánh giá đây là một ca bệnh khó, nguy hiểm, để xử lý được sỏi ở cả 2 bên thận. Bác sĩ áp dụng cả 2 phương pháp tán sỏi qua da và mổ mở để lấy sỏi.
Trường hợp khác là bà Đ.T.H (55 tuổi ở Nam Định) cấp cứu trong tình trạng sốt cao, nôn nhiều, cơ thể rất yếu. Kết quả khám và xét nghiệm cho thấy bà bị suy đa tạng do sốc nhiễm khuẩn, thận trái có quá nhiều sỏi nhỏ và ứ mủ. Bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp tán sỏi qua da.
Theo bác sĩ Trung, sỏi thận là hiện tượng bị lắng cặn muối và khoáng chất bên trong thận. Sỏi thận sau khi hình thành có thể nằm yên trong thận hoặc di chuyển đến niệu quản. Hầu hết sỏi thận đều nhỏ và thải ra ngoài theo đường tiểu. Tuy nhiên, một số khác trở nên khá lớn và không thể di chuyển ra khỏi thận.
Sỏi thận chính là nguyên nhân dẫn đến nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như tắc nghẽn đường tiết niệu, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm bể thận cấp, ứ mủ bể thận, thận ứ nước, suy thận cấp và mạn tính…
Bác sĩ Trung khuyến cáo hiện nay, nhiều người vẫn chủ quan với các triệu chứng bệnh nên chưa thăm khám để phát hiện và điều trị kịp thời. Vì vậy, nhiều trường hợp diễn tiến bệnh phức tạp, có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Các triệu chứng cảnh báo sỏi thận nguy hiểm như: Đau vùng lưng âm ỉ hoặc đau bụng, đau ở vùng hố thắt lưng một bên, lan ra phía trước, xuống dưới.
Ngoài ra, khi bị đau rát khi đi tiểu, tiểu ra máu, tiểu tiện nhỏ giọt thường xuyên, buồn nôn, sốt và cảm giác ớn lạnh, người bệnh cần đến bệnh viện để thăm khám sớm.
Để ngăn ngừa sỏi thận, bác sĩ khuyến cáo mọi người nên uống nhiều nước (trên 2 lít/ngày). Thói quen này cũng sẽ hạn chế được 50% sỏi tái phát nếu người bệnh đã từng điều trị sỏi thận.
Các loại nước uống như cam, chanh rất tốt cho thận. Bạn nên hạn chế ăn nhiều thịt động vật, có thể thay thịt bằng cá; ăn nhiều rau xanh. Lưu ý, cần thường xuyên thăm khám và kiểm tra định kì sức khỏe để phát hiện sớm bệnh và có cách điều trị kịp thời.
Đặc biệt, người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc điều trị mà phải đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám, tư vấn và có hướng điều trị phù hợp. Trước khi sử dụng lá hay bất kỳ bài thuốc nam nào, bệnh nhân cần tham khảo tư vấn của bác sĩ chuyên môn.
Dấu hiệu ở tay chân cảnh báo thận ‘kêu cứu’Sau buổi tối đi uống bia với bạn bè, T. phát hiện tay chân và bọng mắt phù. Vào viện, bác sĩ chẩn đoán nam thanh niên suy thận cấp.