Năm 2000,ìsaoWashingtonDCkhôngthểtrởthànhtiểubangcủaMỹdự đoán ý Washington, D.C bắt đầu in khẩu hiệu “Nộp thuế mà không có đại diện” (Taxation Without Representation) trên tất cả các biển số phương tiện giao thông của thành phố, và năm 2016, slogan này được cập nhật thành “Chấm dứt nộp thuế mà không có đại diện” (End Taxation Without Representation). Dòng chữ trên các biển số xe phản ánh một thực tế rằng cư dân D.C nộp thuế liên bang mà không có bất kỳ đại diện nào có quyền bỏ phiếu tại Quốc hội Mỹ. Nó cũng thể hiện một phần trong lịch sử lâu dài của cuộc đấu tranh của thành phố nhằm đòi quyền đại diện và tự quản như 50 tiểu bang khác. Bị tước đoạt quyền thành lập chính quyền địa phương Washington D.C. vốn là quê hương của người Nacotchtank bản địa, còn được gọi là Anacostan. Sau khi thực dân Anh đuổi người Nacotchtank ra khỏi vùng đất của họ, nơi đây trở thành một phần của hai tiểu bang Maryland và Virginia. Năm 1790, cả hai bang này đã nhượng lại lãnh thổ để thành lập Quận Columbia (District of Columbia - D.C) để làm thủ đô nước Mỹ. Vào thời điểm đó, có khoảng 3.000 người sống ở D.C - quá ít để trở thành một tiểu bang - và những người đàn ông da trắng sở hữu nhà ở D.C. tiếp tục bỏ phiếu ở Maryland hoặc Virginia như trước. Bắt đầu từ đầu thế kỷ 19, Quốc hội Mỹ thành lập một loạt mô hình chính quyền khác nhau ở D.C cho phép cử tri bầu một số lãnh đạo địa phương nhưng tước bỏ quyền bầu cử tổng thống hoặc bầu nghị sĩ Quốc hội. Sau đó vào những năm 1870, Quốc hội tước của D.C. quyền có đại diện địa phương. Các nghị sĩ da trắng không muốn những người đàn ông da đen mới giành được quyền tự do tham gia điều hành thủ đô của nước Mỹ. Trong cuộc Tái thiết sau chiến tranh, người Mỹ da đen chiếm khoảng 1/3 dân số D.C. Ngay khi giành được quyền bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử địa phương vào năm 1867, cộng đồng người da đen nhanh chóng thành lập chính quyền thành phố. Quốc hội đã phản ứng bằng cách giải tán chính quyền đó thông qua các đạo luật mới vào năm 1871 và 1874, cho phép Tổng thống – người mà cư dân D.C. không được quyền bầu – có quyền lực duy nhất để bổ nhiệm các nhà lãnh đạo của D.C. Tổng thống có thể tham khảo ý kiến với Quốc hội khi bổ nhiệm các nhà lãnh đạo này, nhưng vì các cử tri của D.C không có quyền bầu nghị sĩ Quốc hội, nên họ không có cách nào để tác động đến các quyết định đó. Vị trí Washington D.C cạnh bang Virgnia và Maryland của Mỹ. Tổng thống, nghị sĩ và nhiều nhân viên liên bang (làm việc tại D.C) vẫn miễn nhiễm với những thay đổi trên vì họ đã được đăng ký bỏ phiếu tại các bang quê nhà của họ. Những hạn chế về quyền bầu cử và tự quản chỉ áp dụng với cư dân sinh sống toàn thời gian ở D.C. Và, giống như các hạn chế quyền bầu cử mang tính phân biệt chủng tộc mà các tiểu bang miền Nam sử dụng để ngăn người da đen tham gia bầu cử sau cuộc Tái thiết, những hạn chế này chủ yếu nhằm trấn áp quyền lực chính trị của người gốc Phi. John Tyler Morgan, một cựu quân nhân phe Liên minh trúng cử vào Thượng viện Mỹ vào năm 1877, đã nói rõ về ý định này khi tuyên bố Quốc hội đã “đốt cháy chuồng trại để loại bỏ lũ chuột. Những con chuột là người da đen và chuồng trại là chính quyền của Quận Columbia (D.C)”. Kỷ nguyên dân quyền mang đến đổi thay Hệ thống chính trị vào những năm 1870 đã từ chối quyền bỏ phiếu của cư dân D.C nhằm bầu ra chính quyền địa phương của chính họ cũng như nghị sĩ đại diện ở Quốc hội và Tổng thống Mỹ - người được giao giám sát chính quyền D.C suốt gần một thế kỷ. Trong thời gian đó, dân số người da đen của D.C tiếp tục tăng lên. Năm 1957, D.C. trở thành thành phố đầu tiên ở Mỹ có đa số dân là người gốc Phi. Năm 1970, cộng đồng gốc Phi tại D.C đạt tới đỉnh điểm với hơn 537.000 người, tương đương 71% dân số. Khi đó, nhiều cư dân da trắng đã chuyển đến sống tại các vùng ngoại ô Maryland và Virginia, nơi họ được hưởng đẩy đủ quyền bầu cử. Cư dân da đen ở D.C. đã không ngừng đấu tranh để thay đổi tình trạng bất bình đẳng trong phong trào dân quyền, và giành được một số chiến thắng quan trọng. Đầu tiên là quyền bầu cử tổng thống và phó tổng thống thông qua Tu chính án thứ 23, được Quốc hội Mỹ phê chuẩn năm 1961. Thành phố đã tổ chức cuộc bầu cử tổng thống đầu tiên vào năm 1964, bỏ phiếu áp đảo cho tổng thống đương nhiệm Lyndon B. Johnson thay vì đối thủ Barry Goldwater, thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa là người đã bỏ phiếu chống lại Đạo luật Dân quyền vào đầu năm đó. Tuy nhiên, vẫn có những hạn chế với chiến thắng này. Mặc dù dân số theo cuộc điều tra gần đây nhất của D.C. là trên hơn 760.000 người, đồng nghĩa D.C có số dân đông hơn 11 tiểu bang, nhưng họ vẫn không có nhiều đại cử tri hơn các bang có dân số thấp hơn (như Alaska, chỉ có khoảng 226.000 dân). Kể từ năm 1964, D.C. chỉ có ba đại cử tri, một con số thấp nhất, bất kể quy mô dân số của thành phố này. Cuộc chiến đòi quyền tự quản Một thế kỷ sau cuộc Tái thiết, vẫn còn nhiều thành viên da trắng của Quốc hội không cho rằng một thành phố có dân số da đen lớn như D.C nên được trao quyền tự quản. John Rarick, Hạ nghị sĩ đại diện bang Louisiana cảnh báo rằng “bất kỳ biện pháp nào trao quyền lực cho chính quyền D.C đều có thể dẫn đến sự tiếp quản của người Hồi giáo da đen”, theo hãng tin Associated Press cho biết năm 1972. Theo baotintuc.vn