Đề thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn 3 năm gần nhất_cho biết kết quả ngoại hạng anh
Năm 2018,ĐềthitốtnghiệpTHPTmônNgữvănnămgầnnhấcho biết kết quả ngoại hạng anhphần Đọc hiểu ra bài thơ Đánh thức tiềm lực của Nguyễn Duy. Phần Làm văn yêu cầu thí sinh trình bày suy nghĩ về sứ mệnh đánh thức tiềm lực đất nước và ra tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa và Hai đứa trẻ.
Đề Ngữ văn thi tốt nghiệp THPT năm 2018 được đánh giá tốt hơn về những yêu cầu phân hóa, kiểm tra được kiến thức, kỹ năng nhưng vẫn giữ được đặc trưng môn học, không sa vào giáo điều, hơn các đề thi năm trước đó.
"Đề thi Ngữ văn sáng tạo, mạnh dạn, vừa sức học sinh tốt nghiệp, lại vừa có thể phân loại được thí sinh xét tuyển đại học. Trọng tâm để hỏi đều là những vấn đề quan trọng, xứng tầm"- PGS Đoàn Lê Giang, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM nhận định.
Cụ thể đề như sau:
1. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Hãy thức dậy, đất đai!
cho áo em tôi không còn vá vai
cho phần gạo mỗi nhà không còn thay bằng ngô, khoai, sắn...
xin bắt đầu từ cơm no, áo ấm
rồi thì đi xa hơn - đẹp, và giàu, và sung sướng hơn
Khoáng sản tiềm tàng trong ruột núi non
châu báu vô biên dưới thềm lục địa
rừng đại ngàn bạc vàng là thế
phù sa muôn đời như sữa mẹ
sông giàu đằng sông và bể giàu đằng bể
còn mặt đất hôm nay thì em nghĩ thế nào?
lòng đất rất giàu, mặt đất cứ nghèo sao?
***
Lúc này ta làm thơ cho nhau
đưa đẩy mà chi mấy lời ngọt lạt
ta ca hát quá nhiều về tiềm lực
tiềm lực còn ngủ yên...
Tp. Hồ Chí Minh 1980 -1982
(Trích "Đánh thức tiềm lực", Ánh trăng - Cát trắng - Mẹ và em,
Nguyễn Duy, NXB Hội Nhà văn, 2015, tr. 289-290)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1: Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2: Trong đoạn trích, tác giả đã nhắc đến những yếu tố nào thuộc về tiềm lực tự nhiên của đất nước?
Câu 3: Nêu hiệu quả của việc sử dụng câu hỏi tu từ trong đoạn trích.
Câu 4: Theo anh/chị, quan điểm của tác giả trong hai dòng thơ: “ta ca hát quá nhiều về tiềm lực/tiềm lực còn ngủ yên có còn phù hợp với thực tiễn ngày nay không? Vì sao?
II LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về sứ mệnh đánh thức tiềm lực đất nước của mỗi cá nhân trong cuộc sống hiện nay?
Câu 2 (5.0 điểm)
Phân tích sự đối lập giữa vẻ đẹp của hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa và cảnh bạo lực gia đình hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu). Từ đó anh/chị hãy liên hệ sự đối lập giữa thành cảnh phố huyện lúc đêm khuya và hình ảnh đoàn tàu (Hai đứa trẻ - Thạch Lam) để nhận xét về cách nhìn hiện thực của hai tác giả.
Đề Ngữ văn thi tốt nghiệp THPT 2018 |
Năm 2019,phần Đọc hiểu ra tác phẩm Trước biểncủa Vũ Quần Phương. Phần Làm văn ra tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sôngcủa Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Đề thi được đánh giá tròn trịa, không máy móc nhưng với một số giáo viên Ngữ văn vẫn có sự thất vọng khi tác phẩm "Trước biển" của Vũ Quần Phương là một văn bản thơ – không dễ hiểu đối với học sinh, lại là một văn bản hoàn toàn lạ nên để hiểu và trả lời được những câu hỏi không phải là chuyện dễ dàng. Câu Nghị luận nêu vấn đề quá cũ kĩ nên không kích thích được khả năng tư duy và sáng tạo của học sinh.
Cụ thể đề như sau:
I. ĐỌC HIỂU(3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Biết nói gì trước biển em ơi
Trước cái xa xanh thanh khiết không lời
Cái hào hiệp ngang tàng của gió
Cái kiên nhẫn nghìn đời sóng vỗ
Cái nghiêm trang của đá đứng chen trời
Cái giản đơn sâu sắc như đời
Chân trời kia biển mãi gọi người đi
Bao khát vọng nửa chừng tan giữa sóng
Vầng trán mặn giọt mồ hôi cay đắng
Bao kiếp vùi trong đáy lạnh mù tăm
Nhưng muôn đời vẫn những cánh buồm căng
Bay trên biển như bồ câu trên đất
Biển dư sức và người không biết mệt
Mũi thuyền lao mặt sóng lại cày bừa
Những chân trời ta vẫn mãi tìm đi
(Trước biển – Vũ Quần Phương, Thơ Việt Nam 1945-1985, NXB Văn học, 1985, tr.391)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2: Anh/ Chị hiểu nội dung các dòng thơ sau như thế nào?
Vầng trán mặn giọt mồ hôi cay đắng
Bao kiếp vùi trong đáy lạnh mù tăm
Câu 3. Hãy cho biết hiệu quả của phép điệp trong các dòng thơ sau:
Cái hào hiệp ngang tàng của gió
Cái kiên nhẫn nghìn đời sóng vỗ
Cái nghiêm trang của đá đứng chen trời
Cái giản đơn sâu sắc như đời
Câu 4. Hành trình theo đuổi khát vọng của con người được thể hiện trong đoạn trích gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1(2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về sức mạnh ý chí của con người trong cuộc sống.
Câu 2 (5,0 điểm)
Trong những dòng sông đẹp ở các nước mà tôi thường nghe nói đến, hình như chỉ sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất. Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng. Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại. Rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng. Nhưng chính rừng già nơi đây, với cấu trúc đặc biệt có thể lí giải được về mặt khoa học, đã chế ngự sức mạnh bản năng ở người con gái của mình để khi ra khỏi rừng, sông Hương nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hoá xứ sở. Nếu chỉ mải mê nhìn ngắm khuôn mặt kinh thành của nó, tôi nghĩ rằng người ta sẽ không hiểu một cách đầy đủ bản chất của sông Hương với cuộc hành trình gian truân mà nó đã vượt qua, không hiểu thấu phần tâm hồn sâu thẳm của nó mà dòng sông hình như không muốn bộc lộ, đã đóng kín lại ở cửa rừng và ném chìa khoá trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng.
(Ai đã đặt tên cho dòng sông? – Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr.198)
Cảm nhận của anh/ chị về hình tượng sông Hương trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét cách nhìn mang tính phát hiện về dòng sông của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Đề thi môn Ngữ văn tốt nghiệp THPT 3 năm gần đây có gì đặc biệt |
Năm 2020,đề Ngữ văn một lần nữa được nhận xét "quen thuộc" và phù hợp với mục đích xét tốt nghiệp. Học sinh cũng quen thuộc với cấu trúc này nên không bất ngờ, bỡ ngỡ.
Cũng trong năm nay do dịch Covid-19, kỳ thi được tổ chức thành 2 đợt. Sau đây là đề Ngữ văn thi tốt nghiệp THPT năm 2020 đợt 1 và đợt 2.
Đề Ngữ văn thi tốt nghiệp THPT 2020 đợt 1 |
Đề Ngữ văn thi tốt nghiệp THPT 2020 đợt 2 |
Minh Anh
Hướng dẫn làm bài thi môn Ngữ văn thi tốt nghiệp THPT 2021
Bài thi Ngữ văn kéo dài 120 phút là môn thi tự luận duy nhất. VietNamNet cập nhật nhanh nhất Đáp án môn Ngữ văn thi tốt nghiệp THPT 2021 và nhận định của các thầy cô giáo về độ khó của đề thi Văn năm nay.
本文地址:http://pro.rgbet01.com/news/235a299697.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。