Hội chứng "cuồng radium" Một thế kỷ trước đây,ịchnhữngcôgáiradiumvàkỷnguyênđentốicủaphóngxạlich bong da uc những chiếc đồng hồ phát sáng trong bóng tối là hình ảnh thực sự hấp dẫn. Những chiếc kim và số trên mặt đồng hồ được phủ một loại sơn đặc biệt, phát sáng mà không cần phải nạp năng lượng mặt trời. Điều đó giống như phép thuật vậy.
Năm 1916, một trong những nhà máy đầu tiên sản xuất đồng hồ phát sáng đi vào hoạt động tại bang New Jersey, Mỹ. Nhà máy tuyển dụng khoảng 70 phụ nữ, những người đầu tiên trong số hàng nghìn nữ nhân công tại nhiều nhà máy như vậy trên khắp nước Mỹ. Đó là một công việc nhẹ nhàng, lương cao. Để quét sơn lên những chiếc kim đồng hồ nhỏ xíu, các cô gái được hướng dẫn vê lọn chổi sơn bằng chính môi của họ và được nhà máy khẳng định là an toàn. Nhưng loại sơn khiến cho kim đồng hồ phát ra ánh sáng xanh "kỳ diệu" là nhờ có chứa radium, một nguyên tố phóng xạ đã được nhà bác học Marie Curie tìm ra không đầy 20 năm trước đó. Lúc này, các đặc tính của radium vẫn chưa được hiểu biết đầy đủ. Vì thế những nữ công nhân trong nhà máy đồng hồ đã nuốt phải nó trong gần như mỗi lần quết sơn. Họ trở nên nổi tiếng với biệt danh "Những cô gái radium" Radium – nguyên tố "thần diệu" Radium được nhà bác học đoạt giải Nobel Marie Curie và chồng là Pierre Curie tìm ra vào năm 1898. Nó nhanh chóng được sử dụng trong một liệu pháp chống ung thư. "Do liệu pháp này thành công, radium trở thành một thứ "thuốc thần" quyền năng, được sử dụng giống cách chúng ta dùng vitamin ngày nay – loài người bị mê hoặc bởi sức mạnh của nó" - bà Kate Moore, tác giả cuốn sách "The Radium Girls" trả lời phỏng vấn CNN. Thời đó, thực sự đã xảy ra một "cơn cuồng" radium. Vật liệu phóng xạ này trở thành thứ "vitamin" bổ sung vào hàng loạt sản phẩm dùng hàng ngày, từ kem đánh răng tới mỹ phẩm, thậm chí cả thực phẩm và nước uống! Một trong những nhà sản xuất có tên Radithor thậm chí còn hòa một lượng rất nhỏ radium vào nước uống, rồi quảng cáo như một kiểu "nước thần" cải tử hoàn sinh, với cam kết chữa được đủ mọi loại bệnh từ hen suyễn cho tới gút. "Mọi người biết phóng xạ giải phóng ra năng lượng, nhưng họ không biết việc đưa một số loại năng lượng vào cơ thể họ có thể gây hại", ông Timothy Jorgensen, một chuyên gia phóng xạ tại Đại học Georgetown, là tác giả cuốn "Ánh sáng kỳ lạ: Câu chuyện phóng xạ" cho biết.
Không phải là thứ thuốc trị bách bệnh như người ta lầm tưởng, radium là nguyên tố chết người. Vận động viên điền kinh người Mỹ Eben Byers từng nổi tiếng vì uống mỗi ngày một chai Radithor trong vài năm, để rồi chết trẻ vào năm 1932. Dòng tít mà tờ Wall Street Journal giật về cái chết của anh cũng thật hãi hùng: "Nước radium hiệu quả tốt cho đến khi hàm anh ấy rụng ra". Sát thủ giấu mặt Khi nuốt vào đường tiêu hóa, radium trở nên đặc biệt nguy hiểm. "Về mặt hóa học, nó hoạt động rất giống với canxi. Do cơ thể sử dụng canxi để tạo xương, radium vào cơ thể qua đường tiêu hóa bị nhầm là canxi, và được "đắp" vào xương. Vì thế nuốt phải radium sẽ dẫn đến tình trạng hoại tử xương và ung thư xương. Những bệnh này tiến triển thế nào còn tùy vào liều radium, nhưng với những liều cao như các "cô gái phóng xạ" sử dụng, thì chỉ trong vài năm", ông Jorgensen cho biết. Loại sơn phản quang hoạt động bằng cách chuyển hóa phóng xạ thành ánh sáng nhờ chất huỳnh quang, là một trong những sản phẩm gốc phóng xạ thành công nhất. Cứ mỗi lần dùng miệng vuốt đầu chổi sơn, các "cô gái phóng xạ" lại bị nhiễm một lượng nhỏ radium.
Khi đồng hồ phát sáng trở nên thời thượng vào đầu thập niên 1920, thế giới bắt đầu ý thức hơn về nguy cơ phóng xạ. Tuy nhiên, nhiễm độc phóng xạ không xảy ra ngay lập tức mà âm thầm trong nhiều năm trước khi công nhân phơi nhiễm xuất hiện triệu chứng bệnh. Các "cô gái phóng xạ" ban đầu tin rằng họ đang ngày càng khỏe khoắn hơn nhờ làm việc với một loại "thần dược" mới – thứ vật chất đắt nhất thế giới vào thời điểm đó, có giá tương đương 2,2 triệu USD/gram theo sức mua ngày nay. Các cô gái còn được ví như những "nghệ sĩ", góp phần làm ra những chiếc đồng hồ thượng hạng, vì thế họ còn rủ thêm chị em gái và bạn bè tham gia nhà máy. Có thời điểm nhà máy đồng hồ của Tập đoàn Uranium Hoa Kỳ (USRC) có tới 300 nữ công nhân làm việc, trong đó nhiều người là thân nhân cùng gia đình. Thời đó, một hiệu ứng phụ của công việc sơn đồng hồ là bụi phóng xạ bay đầy trong không khí khi sơn được trộn, phủ lên tóc và quần áo của các nữ công nhân khiến họ cũng phát ra thứ ánh sáng xanh kỳ ảo. Các cô gái thậm chí còn thích thú với điều đó, họ còn bảo nhau mặc quần áo đẹp tới nhà máy, để đến khi ra về, họ trông giống như những tiểu thư tỏa sáng lấp lánh. Nhưng những ngày vui không kéo dài. Năm 1922, nữ công nhân 22 tuổi Mollie Maggia buộc phải nghỉ làm vì đổ bệnh. Ban đầu Mollie bị đau răng. Sau khi nha sĩ nhổ chiếc răng đau đầu tiên, chiếc răng tiếp theo bắt đầu đau và cũng được nhổ. Nhưng từ chỗ trống của những chiếc răng đã mất, những cục u quái gở bắt đầu trồi lên, trông như những bông hoa sậm màu, bên trong mọng màu đỏ và vàng của máu và mủ. Những khối u phát triển rất nhanh khiến hơi thở của bệnh nhân ngày càng hôi thối khó chịu. Rồi Mollie bắt đầu đau đớn ở hai chân khiến cô dần dần không thể đi lại. Các bác sĩ lại cho rằng cô bị thấp khớp và kê đơn thuốc aspirin. Theo Báo Tin tức |