LỜI TÒA SOẠN Có những người bệnh khi biết mình bị suy tim,ậttuổichàngtraiGiaLaivàoviệntựtặngmónquàkhônggiốnhandinhbd suy thận, suy gan..., cả thế giới như sụp đổ. Dẫu luôn khao khát mãnh liệt được sống tiếp nhưng không phải ai cũng có đủ điều kiện để chữa trị. Và khi một bệnh nhân được chẩn đoán không còn cơ hội đi tiếp nhưng có khả năng hồi sinh tính mạng của những người đang ở bên bờ vực chết, thì vẫn có thể sống theo một cách khác. Báo VietNamNet giới thiệu đến bạn đọc tuyến bài "Hiến tạng: Nước mắt và tiếng cười của những người cho - nhận". |
Món quà sinh nhật tuổi 19
Lê Văn Phúc (22 tuổi, quê Gia Lai) là thanh niên khá nổi tiếng trong cộng đồng từ thiện. Năm 16 tuổi, lúc còn ngồi trên ghế nhà trường, Phúc đã lên ý tưởng và thành lập nhóm từ thiện Fly To Sky. Từ đó đến nay, nhóm đã thực hiện nhiều dự án, chương trình vì cộng đồng. Trong năm nay, khi chỉ mới nhận tấm bằng tốt nghiệp đại học tạm thời, Phúc đăng ký thành lập doanh nghiệp xã hội.
Chàng thanh niên tự nhận mình khá liều lĩnh và quyết đoán, giống như cái cách cậu tự mình tìm đến Bệnh viện Chợ Rẫy để đăng ký hiến tạng trong dịp sinh nhật lần thứ 19. Đó là “món quà đặc biệt” Phúc tự tặng cho mình.
Trước đó, Phúc đã biết đến và tìm hiểu về hiến tạng từ khi còn là học sinh phổ thông. Ấp ủ ý định đăng ký hiến tạng nhiều năm, cho đến khi trở thành sinh viên đại học, ở tuổi 19, cậu đủ chín chắn để đưa ra quyết định.
Khi được nhân viên của Đơn vị Điều phối ghép các bộ phận cơ thể người hỏi về ý nguyện đăng ký hiến bộ phận nào, Phúc chọn tất cả.
"Bởi sự việc xảy ra ở tương lai, em không biết còn phần nào dùng được. Một ngày nào đó, khi chúng ta trở về với cát bụi thì ánh mắt, nhịp tim… thay vì lãng phí thì có thể trở thành nguồn sống của những người đang bị bệnh tật hành hạ" - Phúc lý giải về lựa chọn này của mình.
Ở độ tuổi còn trẻ, lựa chọn của Phúc khiến không ít người xung quanh khó hiểu, nhưng cậu cảm thấy may mắn vì được người thân đồng cảm, ủng hộ.
Từ ngày đăng ký hiến tạng, Phúc chọn cho mình lối sống lành mạnh, yêu thương bản thân nhiều hơn. Khi có thể, nam thanh niên thực hiện ăn chay khoảng 10-15 ngày mỗi tháng.
3 chị em trong gia đình cùng đăng ký hiến tạng
Chị Phạm Quỳnh Trang (ngụ tại TP.HCM) cũng là một người đam mê thiện nguyện. Đã nhiều năm, ngoài công việc và gia đình, chị thường xuyên đi đến các bệnh viện, các nhà trọ dành cho bệnh nhân bị bệnh hiểm nghèo, những phận người bán vé số kém may… để tìm cách giúp đỡ.
Chị Trang chia sẻ mình là một Phật tử, muốn làm những điều ý nghĩa cho đời, kể cả hiến thân xác của mình.
“Những câu chuyện đẹp về hiến tạng được báo chí chia sẻ, lan tỏa đã thôi thúc thêm ý nguyện của tôi. Đây là một hành động đơn giản nhưng có ý nghĩa xã hội rất lớn” - chị Trang bày tỏ.
Năm 2016, chị Trang đăng ký hiến xác tại Đại học Y Dược TPHCM. Đến năm 2019, chị tiếp tục đăng ký hiến mô - tạng tại Bệnh viện Chợ Rẫy.
Mới đầu, chị Trang chưa bàn việc này với chồng và các con, bởi nghĩ rằng đó là ý nguyện cá nhân. Thế nhưng, với gia đình chồng chị, chết chóc là phần kiêng kỵ không nên nhắc đến, vì vậy không đồng tình với việc làm mang cảm tính ấy.
Suốt một thời gian dài, chị dùng biện pháp “nước chảy đá mòn”, vừa giải thích ý nghĩa của hành động này vừa bày tỏ ý nguyện cá nhân. Đến nay, người thân đều đã nắm rõ tâm ý của của chị Trang.
Điều thú vị là cả 2 người em ruột của chị Trang cũng đã âm thầm đi đăng ký hiến tạng, không hề “rủ rê” nhau.
“Chúng tôi đã được dạy cách tự lập từ khi còn nhỏ, nên mọi thứ đều chủ động. Riêng tôi đã chia sẻ thông tin lên mạng xã hội vì muốn lan tỏa những điều tử tế” - chị Trang tâm sự.
Mới đây, truyền thông và mạng xã hội “dậy sóng” về việc diễn viên Việt Trinh mong muốn hiến xác cho y học. Trước đó, năm 2019, chị đã đến Bệnh viện Chợ Rẫy để đăng ký hiến tạng.
Diễn viên “Người đẹp Tây Đô” cho biết cũng từng phân vân vì vướng bận quan niệm của người Á đông, muốn khi chết thân xác phải được nguyên vẹn. Nhưng sau này gặp nhiều cơ duyên, chị hiểu rõ thêm ý nghĩa của việc hiến tạng.
Việt Trinh cũng chia sẻ 5 năm qua, chị vẫn luôn cố gắng giữ sức khỏe thật tốt, để nếu có mất đi thì những bộ phận trong cơ thể mình còn có thể giúp cho người khác được sống.
Bài 2: Thiếu nữ 17 tuổi học lớp 6 và hành trình hồi sinh nhờ phần cơ thể của người khác
Thủ tướng gửi thư khen bác sĩ, tri ân gia đình người hiến tạng cứu 7 bệnh nhânThủ tướng Chính phủ vừa gửi thư tri ân gia đình người hiến tạng và khen ngợi gần 120 nhân viên y tế sau thành công của ca ghép tạng cứu sống 7 người.