Hoa hậu quốc tế bị tước vương miện: Sắc đẹp cần song hành với hình ảnh đẹp_tỷ số anh hôm nay
时间:2025-01-18 06:19:57 出处:La liga阅读(143)
Vương miện là món quà lớn nhất với người chiến thắng trong hành trình chinh phục Ban Giám khảo,ậuquốctếbịtướcvươngmiệnSắcđẹpcầnsonghànhvớihìnhảnhđẹtỷ số anh hôm nay khán giả và cả truyền thông tại các cuộc thi sắc đẹp. Thông thường, sau khi đăng quang, người đẹp giành vương miện sẽ có một năm thực hiện nghĩa vụ và vai trò của một hoa hậu.
Tuy nhiên, trong một năm đó, không ít người đẹp bị tước vương miện. Lý do của việc tước vương miện là hoa hậu không làm tròn bổn phận, vi phạm quy chế, vi đạo đức hay pháp luật, không phù hợp với hình ảnh hoa hậu. Sau khi bị tước vương miện, Á hậu 1 hoặc một người đẹp khác tham dự cuộc thi năm đó sẽ được chọn thay thế.
Về phương diện các cuộc thi quốc tế, không ít người đẹp bị tước vương miện ngay sau khi đăng quang. Cuộc thi Hoa hậu Thế giới từng có 3 hoa hậu bị tước vương miện gây xôn xao. Cuộc thi Hoa hậu Trái đất và Hoa hậu Hoàn vũ đều có một trường hợp bị thu hồi danh hiệu ngay sau khi đăng quang.
Marjorie Wallace (sinh năm 1954) từng làm nên lịch sử khi là người đẹp đầu tiên của Mỹ đăng quang tại cuộc thi Hoa hậu Thế giới. Cô giành chiến thắng tại cuộc thi năm 1973 nhưng chỉ 104 ngày sau khi đăng quang, cô bị tước vương miện vì vấn đề cá nhân.
Một nguồn tin hé lộ, cô hẹn hò cùng lúc với hai người đàn ông: một ca sĩ xứ Wales và một cầu thủ bóng đá người Anh. Hành vi này lập tức bị chỉ trích bởi khán giả và Ban Tổ chức.
Người đẹp Helen Morgan (Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland) đăng quang Hoa hậu Thế giới 1974 nhưng chỉ 4 ngày sau khi đăng quang, cô tuyên bố từ bỏ vương miện vì bị phát hiện đã sinh con.
Được biết, Ban Tổ chức đã yêu cầu người đẹp Helen chủ động từ bỏ doanh hiệu. Á hậu 1 Anneline Kriel đến từ Nam Phi được chọn lên thay thế.
Năm 1980, tại cuộc thi Hoa hậu Thế giới, người đẹp Gabriella Brum của Tây Đức giành vương miện nhưng sau đó phải thoái vị vì đã từng chụp ảnh khỏa thân trên tạp chí Playboy.
Những bức ảnh gợi cảm và táo bạo của Gabriella Brum đối mặt với sự phản ứng lớn từ dư luận, khiến Ban Tổ chức phải có hành động. Danh hiệu Hoa hậu Thế giới của Gabriella Brum được thay thế bởi Á hậu 1 Kimberley Santos đến từ đảo Guam.
Cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ từng chứng kiến trường hợp một người đẹp bị truất ngôi. Đó là người đẹp Oxana Fedorova đến từ Nga. Đây được xem là trường hợp hy hữu trong lịch sử cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ.
Oxana Fedorova đăng quang vào năm 2002 và được truyền thông khen ngợi bởi ngoại hình sáng, dáng vóc cân đối, kỹ năng trình diễn tốt, giao tiếp cuốn hút. Tuy nhiên, người đẹp Nga bị Ban Tổ chức tước vương miện với lý do không hoàn thành nhiệm vụ.
Vào thời điểm đăng quang, Oxana là một sinh viên luật. Do quá bận rộn với việc học tập, cô không thể theo kịp lịch trình nghiêm ngặt của một hoa hậu. Danh hiệu Hoa hậu Hoàn vũ 2002 sau đó được chuyển cho Á hậu 1 Justine Pasek của Panama.
Người đẹp Džejla Glavović (Bosna và Hercegovina) đăng quang danh hiệu Hoa hậu Trái đất 2002 nhưng sau đó bị thu hồi vương miện do không hoàn thành nhiệm vụ.
Džejla Glavović là người đẹp đầu tiên của Bosna và Hercegovina giành chiến thắng tại cuộc thi Hoa hậu Trái đất. Džejla Glavović được truyền thông và người hâm mộ đánh giá cao khi đăng quang.
Năm dự thi, cô còn giành thêm giải phụ Hoa hậu Tài năng. Ngôi vị của Bosna và Hercegovina được chuyển lại cho Hoa hậu Không khí của cuộc thi, Winfred Omwakwe đến từ Kenya.
Cuộc thi Hoa hậu Hòa bình Thế giới (Miss Grand International) cũng có một trường hợp người đẹp bị tước vương miện hoa hậu gây xôn xao dư luận.
Năm 2019, fanpage chính thức của Hoa hậu Hòa bình Thế giới thông báo chính thức về việc tước vương miện của người đẹp Claire Elizabeth Parker (Australia) khi cô quyết định tham gia cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2019.
Theo quy định của Hoa hậu Hoàn bình Thế giới, các người đẹp đăng quang tại cuộc thi không thể tham gia các cuộc thi sắc đẹp quốc tế khác nếu họ không từ bỏ vương miện.
Tại các cuộc thi hoa hậu cấp quốc gia, việc phế truất ngôi hoa hậu của các người đẹp cũng không hiếm. Leona Gage - Hoa hậu Mỹ 1957 bị tước vương miện khi bị phát hiện đã nói dối về tuổi và đời tư.
Leona không thật thà trong việc khai báo từng ly hôn, tái hôn và là mẹ của 2 con khi tham gia cuộc thi. Quy định của Hoa hậu Mỹ là không chấp nhận thí sinh từng kết hôn và có con. Leona đã bị tước vương miện chưa đầy 24 giờ sau khi được vinh danh Hoa hậu Mỹ.
Vanessa Williams đăng quang Hoa hậu Mỹ 1984 và lập lịch sử là người phụ nữ gốc Phi đầu tiên giành vương miện tại đấu trường Hoa hậu Mỹ. Song, sau khi giành chiến thắng, cô vướng khủng hoảng truyền thông bởi những bức ảnh khỏa thân được đăng tải trên tạp chí Penthouse.
Trước sức ép của truyền thông, Vanessa tuyên bố, cô chưa bao giờ thực sự muốn trở thành Hoa hậu. Sau vụ việc này, cô bị tước vương miện và danh hiệu. Bất chấp sự thất vọng của khán giả, cô vẫn tiếp tục sự nghiệp người mẫu và diễn xuất.
Carrie Prejean là người đẹp thứ hai đăng quang Hoa hậu Mỹ bị tước vương miện vì những bức ảnh khỏa thân. Carrie Prejean giành chiến thắng tại cuộc thi Hoa hậu Mỹ 2009 nhưng chỉ vài ngày sau khi đăng quang, các bức ảnh gợi cảm của người đẹp bị phát tán.
Ban Tổ chức cuộc thi Hoa hậu Mỹ đã họp bàn để giải quyết bê bối này. Cuối cùng, họ quyết định tước vương miện của Carrie Prejean với lý do "các vấn đề liên quan tới vi phạm hợp đồng".
Thái độ không phù hợp với truyền thông sau khi đăng quang khiến người đẹp Kristhielee Caride bị thu hồi danh hiệu Hoa hậu Hoàn vũ Puerto Rico 2016 và mất cơ hội tham dự Hoa hậu Hoàn vũ 2016. Đây là lần đầu tiên một thí sinh Puerto Rico bị mất danh hiệu trước một cuộc thi lớn.
Người đẹp Ris Low của Singapore bị mất cơ hội tham dự Hoa hậu Thế giới 2009 sau khi đăng quang tại Hoa hậu Singapore 2009 vì vi phạm pháp luật. Cụ thể, Ris Low không thông báo cho Ban Tổ chức về việc từng bị kết tội gian lận thẻ tín dụng. Việc không thành thật khiến người đẹp Ris Low bị tịch thu danh hiệu.
Cũng có nhiều người đẹp dù dính lùm xùm bê bối sau khi đăng quang, đối mặt với sự phản ứng lớn từ dư luận nhưng vẫn được giữ lại vương miện.
Người đẹp Valerie Begue đăng quang tại cuộc thi Hoa hậu Pháp 2007 chịu làn sóng phản đối mạnh mẽ từ dư luận sau khi bị lộ những hình ảnh thiếu đứng đắn. Cô vẫn được giữ lại danh hiệu Hoa hậu Pháp nhưng mất cơ hội tham dự cuộc thi sắc đẹp quốc tế.
Hoa hậu Mỹ 2006, Tara Conner, suýt bị tước vương miện vì nghiện rượu, ma túy và có một số hành vi không phù hợp. Tuy nhiên, cuối cùng cô vẫn giữ lại được vương miện sau khi hứa sẽ sửa chữa lỗi lầm và đi cai nghiện.
Hoa hậu Nga 2009 - Sofia Rudieva - bị phát hiện chụp bộ ảnh khỏa thân từ khi mới 15 tuổi. Cô đã gửi thư xin lỗi công chúng và giải thích về việc bị dụ dỗ chụp ảnh khỏa thân khi còn non trẻ. Cô Sofia Rudieva vẫn được giữ lại vương miện và đại diện Nga tham dự Hoa hậu Hoàn vũ 2009.
Các cuộc thi hoa hậu ngày càng nở rộ và phát triển trên thế giới. Mục tiêu của các cuộc thi sắc đẹp là tìm kiếm những người đẹp đại diện cho trí tuệ, nhan sắc và gửi gắm thông điệp của Ban Tổ chức.
Tuy nhiên, vương miện cũng đồng nghĩa với trách nhiệm. Do vậy, hành động, hình ảnh không phù hợp của các người đẹp, khiến dư luận bức xúc có thể khiến họ phải đánh đổi bằng chính danh hiệu của mình.
Theo Dân Trí
猜你喜欢
- Báo VietNamNet đóng viện phí hơn 55 triệu đồng cho 2 trường hợp khó khăn
- HLV Myanmar bất ngờ trước trận thua Singapore tại AFF Cup 2022
- Tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2022: Khi thách thức là chính mình
- Tuyển Việt Nam: Hàng công mạnh, nhưng vẫn phải phòng xa
- Nhân viên bốc xếp giận dỗi, đổi thẻ hành lý của hàng trăm người
- Abramovich 'chiều' Lampard, nổ tiếp bom tấn Haaland
- Danh sách tuyển Việt Nam: Nguyễn Filip có tên, Quang Hải trở lại
- Tuyển Việt Nam: Hàng công mạnh, nhưng vẫn phải phòng xa
- Hậu Giang sẽ đưa 110 DVCTT mức 3