Ông Thiều Phương Nam,ếpQualcommNhàmạngphảisớmtínhmôhìnhkinhdoanhmớthứ hạng của fc zürich Tổng Giám đốc Qualcomm Đông Dương |
Trao đổi tại Hội nghị ASEAN về phát triển mạng 5G ngày 22/3, ông Thiều Phương Nam, Tổng Giám đốc Qualcomm Đông Dương nhận định Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên có kế hoạch triển khai 5G, Chính phủ cũng đã có những bước để chuẩn bị cấp băng tần cho 5G.
Cũng giống như nhiều quốc gia khác khi triển khai công nghệ mới như 5G, thách thức lớn Việt Nam phải đối mặt đó là toàn bộ hệ sinh thái di động phải phối hợp hiệu quả với nhau. Từ chính sách của chính phủ cho tới các nhà mạng, nhà sản xuất thiết bị phải làm việc hiệu quả để triển khai 5G được đồng bộ về chiến lược.
Cùng đó, băng tần phải sẵn sàng, các nhà mạng phải có chiến lược thiết kế mạng lưới 5G phù hợp với mô hình kinh doanh, các nhà sản xuất thiết bị phải cung cấp được thiết bị phù hợp cho người dùng.
“Nhà mạng phải có mô hình kinh doanh mới cho 5G vì công nghệ này không chỉ đáp ứng để kết nối smartphone mà là kết nối vạn vật, kết nối với máy, với hàng tỷ thiết bị như các ứng dụng thực tại ảo, ứng dụng trong y tế thực hiện ca mổ trực tiếp từ xa, dùng cho xe ô tô tự lái yêu cầu độ trễ thấp... Đó mới là mô hình kinh doanh các nhà mạng cần hướng tới”, ông Thiều Phương Nam nói.
Đồng quan điểm, ông Lê Văn Thành, CTO Dell EMC Việt Nam cho rằng Việt Nam có thuận lợi với dân số hàng trăm triệu người, tỷ lệ sử dụng thiết bị thông minh kết nối Internet cao so với mức trung bình của thế giới. Cùng đó, Chính phủ Việt Nam cũng có những chính sách sớm để thúc đẩy phát triển 5G như Bộ TT&TT đã cung cấp băng tần để thử nghiệm 5G từ năm 2019, tiến tới mục tiêu thương mại hóa vào năm 2020.
Nếu thực hiện được như vậy, Việt Nam sẽ là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai 5G.
Tuy nhiên ông Thành cho rằng, khi triển khai 5G, Việt Nam sẽ gặp thách thức là số người sử dụng thiết bị cũ 2G, 3G còn nhiều, nên khi triển khai 5G người dùng phải thay đổi thiết bị. Ngoài ra hạ tầng CNTT đang triển khai trong các doanh nghiệp cơ bản vẫn là công nghệ cũ, để có thể sẵn sàng cho công nghệ 5G, các doanh nghiệp phải thay đổi, hiện đại hóa hạ tầng CNTT.
“Vấn đề quan trọng hơn, khi nói về 5G thì đằng sau đó là câu chuyện các doanh nghiệp phải đối mặt với vấn đề làm sao có thể khai thác, phân tích dữ liệu hiệu quả, tạo ra thay đổi cho hoạt động kinh doanh”, đại diện Dell EMC Việt Nam nói.