Trình bày báo cáo giải trình,ổsungnguyêntắcxácđịnhlươngtốithiểlich bd hang nhat anh tiếp thu và chỉnhlý dự thảo Bộ luật Lao động, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của QH TrươngThị Mai, cho biết, sau khi chỉnh lý, dự thảo bộ luật gồm 244 điều, 17 chương.Tiếp thu ý kiến đại biểu, dự thảo Bộ luật Lao động đã bổ sung các nguyên tắc đốivới tiền lương tối thiểu theo tháng, tuần, ngày, giờ (được xác lập theo vùng,theo ngành) và giao cho Chính phủ quy định chi tiết để phù hợp với thị trườnglao động, tình hình thực tiễn của từng ngành, nghề, loại công việc trong từngthời kỳ. Điều 92 của dự thảo Bộ luật cũng đã quy định nguyên tắc xác định tiềnlương tối thiểu theo hai nhóm yếu tố, đó là điều kiện kinh tế - xã hội và mứctiền lương trên thị trường lao động. Về thời giờ làm thêm, hiện vẫn có hai luồng ýkiến khác nhau. Luồng ý kiến thứ nhất, đề nghị giữ nguyên quy định của Bộ luậtLao động hiện hành, làm thêm giờ nhưng không quá 4 giờ trong một ngày, 200 giờtrong một năm, trừ một số trường hợp đặc biệt theo quy định của Chính phủ đượclàm thêm không quá 300 giờ trong một năm. Luồng ý kiến thứ hai, đề nghị quy địnhthời giờ làm thêm là 200 giờ trong một năm, đối với một số trường hợp đặc biệttheo quy định của Chính phủ được làm thêm nhưng tối đa không quá 360 giờ trongmột năm. Ủy ban Thường vụ QH trình hai phương án về quy định này, song tánthành phương án 1. Về một số chính sách đối với lao động nữ,trong đó có thời gian nghỉ thai sản, Ủy ban Thường vụ QH đề nghị quy định ngườilao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 6 tháng. Trường hợp lao độngnữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 2 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉthêm 1 tháng. Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 2 tháng. Về tuổi nghỉ hưu, tiếp thu ý kiến đại biểuQH, dự thảo quy định về tuổi nghỉ hưu cơ bản giữ như hiện hành, nhưng đã chophép có thể điều chỉnh đối với nhóm lao động làm các công việc nặng nhọc, độc hại,làm việc ở vùng cao, biên giới, hải đảo do bị suy giảm sức lao động được nghỉ hưutrước thời gian quy định và quy định cụ thể thời gian tăng tuổi nghỉ hưu, đối vớinhóm lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao; nhóm lao động làm công tácquản lý, dự thảo đã thể hiện theo hướng có thể kéo dài thời gian làm việc (nhưngkhông quá 5 năm) nếu tự nguyện, có sức khỏe và nhu cầu lao động để tùy theo điềukiện trong từng giai đoạn, Chính phủ có thể xem xét quy định cụ thể tuổi nghỉ hưucủa các nhóm lao động này, tạo điều kiện thực tiễn để xem xét tổng thể tuổi nghỉhưu trong tương lai. Đối với việc nghỉ tết âm lịch, theo đề nghị củacác đại biểu QH đã được điều chỉnh để tăng quy định về thời gian nghỉ tết âm lịchtừ 4 ngày lên 5 ngày. Đa số ý kiến tại phiên họp bày tỏ đồng tình vớihầu hết các phương án lựa chọn của Ủy ban Thường vụ QH. Mở màn cho các ý kiếnphát biểu tại hội trường, đại biểu Nguyễn Văn Tuyết (Bà Rịa - Vũng Tàu) phântích thêm: “Hợp đồng lao động thiết lập thời hạn quá dài cũng bất lợi cho ngườilao động, vì hạn chế cơ hội để họ tìm kiếm công việc mới với đãi ngộ tốt hơn,nhất là trong điều kiện thị trường lao động hiện nay biến động thường xuyên,liên tục”. Liên quan đến thời giờ làm thêm, đại biểu Tuyết cũng ủng hộ phươngán 1. Ông cho biết thêm, theo kinh nghiệm của nhiều nước, làm thêm giờ càng nhiềuthì năng suất lao động càng giảm sút. Chia sẻ quan điểm của đại biểu Tuyết, đại biểuLê Văn Hoàng (Đà Nẵng) cũng ủng hộ phương án xác định thời gian tối đa của hợp đồnglao động là 36 tháng với lý do: “Dự thảo bộ luật đã thiết kế những điều khoản bảovệ được người lao động nếu họ muốn tiếp tục làm việc lâu dài, chẳng hạn như sauhai lần ký hợp đồng xác định thời hạn thì hợp đồng lần thứ 3 là không thời hạn”...Về tuổi nghỉ hưu, ông Hoàng lưu ý rằng, Việt Nam đang ở thời kỳ dân số vàng. “Tăngtuổi nghỉ hưu, nhưng không quá 5 năm đối với nhóm lao động có trình độ chuyênmôn kỹ thuật cao; nhóm lao động làm công tác quản lý là hợp lý”, ông nói. Đại biểu Trần Xuân Vinh (Quảng Nam) quan tâm đếncác tổ chức cung cấp dịch vụ việc làm và cho rằng nên bổ sung chức năng này chomột số tổ chức trong hệ thống chính quyền để giới thiệu việc làm cho số đông ngườidân có nhu cầu việc làm nhưng không có khả năng chi trả phí dịch vụ. Đại biểuVinh đưa ra một đề nghị mới mẻ khi nhận định rằng, truyền thống của người ViệtNam là các bậc làm cha mẹ có trách nhiệm rất cao với tương lai của con cái: “Đềnghị cho phép người lao động có con cái kết hôn được nghỉ 2 ngày”. Đồng ý với các phương án trình của Ủy ban Thườngvụ QH, song đại biểu Đỗ Văn Vẻ (Thái Bình) băn khoăn: “Còn rất nhiều lao động nữlà lao động tự do, họ không được hưởng những ưu đãi khi thai sản. Đề nghị cóquy định trợ cấp cho đối tượng này, có thể mỗi lần sinh con được hưởng 1 thánglương tối thiểu theo vùng”. Ông Vẻ cũng cho rằng, bộ luật cần bổ sung nội dung “ngườilao động trong thời gian kéo dài tuổi nghỉ hưu không được giữ các chức vụ quảnlý”. Đại biểu Nguyễn Thị Thanh Hòa (Bắc Ninh) nhậnxét, mặc dù đã bảo đảm cho người lao động nhiều quyền lợi, nhưng dự thảo bộ luậtchưa có chế định tạo điều kiện cho người lao động phấn đấu vươn lên, nâng caotrình độ, nắm giữ các vị trí quan trọng trong hệ thống chính trị. Đại biểu Hòacho rằng nên bổ sung những quy định theo hướng này, đơn cử như cho người lao độngđược nghỉ có hưởng lương khi đi thi cử... Liên quan đến tuổi nghỉ hưu, đại biểu Ngô ThịMinh (Quảng Ninh) băn khoăn, do nghỉ hưu trước 5 năm, nhiều cơ hội cho chị emphụ nữ bị hạn chế. “Nên chăng có quy định nam 3 năm tăng một bậc lương, nữ 2,5năm tăng một bậc lương. Về lâu dài, tôi cho rằng nên quy định tuổi nghỉ hưu nhưnhau giữa nam và nữ, phù hợp với nội dung của Công ước xóa bỏ tất cả các hìnhthức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW)”, bà Ngô Thị Minh phát biểu. Đề nghị nên quy định bình đẳng độ tuổi về hưugiữa nam và nữ, chỉ nên ưu tiên cho nữ đối với những vùng miền, nghề nghiệp đặcthù, đại biểu Bùi Thị An (Hà Nội) nêu quan điểm về mặt kiến thức được đào tạo,kinh nghiệm được tích lũy và sức khỏe ở độ tuổi này, phụ nữ không kém nam giới.Để trở thành một cán bộ lành nghề, người phụ nữ cũng cần nhiều thời gian học tập,lao động phát triển nghề nghiệp như nam giới, vì vậy nếu về hưu sớm sẽ là lãngphí sức lao động. Không cùng quan điểm này, cũng có ý kiến phátbiểu cho rằng, nghỉ hưu là quyền của người lao động chứ không phải nghĩa vụ, vìvậy trường hợp lao động nữ muốn về hưu sớm thì phải tạo điều kiện bảo đảm quyềnlợi cho họ. l 16 giờ 30 chiều qua (23-5), Trưởng ban Côngtác đại biểu (thuộc Ủy ban Thường vụ QH) Nguyễn Thị Nương đã trình bày tờ trìnhđề nghị Quốc hội bãi nhiệm tư cách đại biểu QH bà Đặng Thị Hoàng Yến. Trước đó, tại phiên họp diễn ra chiều 5-5, Ủyban Thường vụ QH đã bỏ phiếu kín nhất trí trình QH bãi nhiệm tư cách đại biểu củabà Hoàng Yến. Lý do là bà Yến thiếu trung thực trong việc khai hồ sơ ứng cử đạibiểu QH, đặc biệt là việc bà từng là đảng viên nhưng không được thể hiện tronghồ sơ. Trong chiều qua, sau hai ngày rưỡi vắng mặt,bà Hoàng Yến đã xuất hiện tại phiên họp QH. Tâm sự với các phóng viên bên lề kỳhọp, bà Yến khẳng định “Tôi thanh thản và không hối tiếc”. Đầu kỳ họp, bà Yến đã gửi một lá thư để “cảm ơnvà chia tay” các đại biểu QH. Trong lá thư này, bà Yến cho rằng Ban Công tác đạibiểu đã không hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ đại biểu QH. Cùng với lá thư, bà Yếncòn gửi kèm tới các đại biểu QH đơn xin từ nhiệm cùng một số văn bản đã gửi Ủyban Thường vụ QH trước đây. Cũng trong chiều nay, trao đổi với báo chí vềnội dung bà Yến cho rằng Ban công tác đại biểu không hoàn thành nhiệm vụ bảo vệđại biểu QH, bà Nguyễn Thị Nương khẳng định rằng ban này đã làm mọi việc đúngquy trình, thủ tục được pháp luật quy định. “Cử tri hãy yên tâm và tin tưởngvào quyết định của QH” - bà Nương nói. Bộ trưởngTài chính thừa nhận giá xăng tăng nhiều giảm ít Hôm qua (23-5), Bộ trưởng Bộ Tài chínhVương Đình Huệ trao đổi với báo chí bên lề kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIII về điềuhành giá xăng dầu. Theo đó, Bộ trưởng Vương Đình Huệ cho rằng, giá xăng dầu tăngcao nhưng giảm ít là đúng và đã xảy ra. Nhưng đó mới chỉ là hiện tượng. Vậy bảnchất của nó là gì? Nếu như khi giá thị trường tăng mà buộc phải tăng giá lêntheo đúng tỷ lệ giữa giá cơ sở thì có thể giá tăng phải rất cao. Cho nên khi tăng,để bảo đảm bình ổn giá, không ảnh hưởng quá lớn đến sản xuất và tiêu dùng thìthông thường Nhà nước phải hy sinh phần của mình, đó là giảm thuế. Cho nên, cảmột thời gian dài thuế suất xăng dầu đều bằng 0%. Khi có điều kiện để giảm giáthì phải có tính toán một chút đến biểu thuế. Biểu thuế xăng hiện nay là 14% nhưngmới chỉ áp dụng 4%. Và suy cho cùng, thuế này cũng quay trở lại phục vụ cho ansinh nhân dân. “Tôi cam đoan, khi tăng giá nếu thị trường chấp nhận đưa đủ cácyếu tố vào để tăng thì chúng ta bảo đảm khi giảm sẽ giảm tương ứng” - Bộ trưởngVương Đình Huệ nói. Bộ Tài chính - Công Thương hiện điềuhành giá xăng theo Nghị định 84. Quy trình tăng hoặc giảm giá phải trong ít nhất10 ngày. Nhưng khi tăng hoặc giảm phải tính giá cơ sở so với giá bán trong 30ngày chứ không phải 30 ngày được giảm hoặc 30 ngày được tăng. Khi tính giá cơ sởvà giá bán thì phải tính theo chu kỳ lưu thông hàng hóa vì xăng dầu một mặt phảicung cấp sản phẩm cho sản xuất và tiêu dùng nhưng cũng phải bảo đảm dự trữ, lưuthông cho quốc gia (30 ngày). “Như vậy, với chu kỳ này thì trong 10 ngày tới vẫncó khả năng tăng hoặc giảm” - Bộ trưởng Vương Đình Huệ cho biết. Về việc giảm giá xăng dầu từ 15 giờ 30hôm qua (23-5), tính từ ngày hôm qua ngược trở lại tới ngày 23-4 (trong chu kỳ30 ngày) thì chênh lệch giữa giá cơ sở và giá bán 904 đồng/lít. Theo người đứngđầu ngành tài chính, lần này, liên bộ đã bàn và báo cáo Thủ tướng. Khoản chênhnày được chia thành 3 phần: 2/3 để giảm giá cho sản xuất và tiêu dùng, 1/3 cònlại là đưa vào thuế. Diesel chênh lệch khoảng 600 đồng nên chỉ tăng thuế lên1%. Mặt khác, mặt hàng diesel còn liên quan đến sản xuất, đặc biệt là ngư dân đibiển nên mức tăng thuế chỉ ở 1%. “Việc giảm giá xăng được tính toán rất chi ly,cặn kẽ” - Bộ trưởng Vương Đình Huệ nói. T.S (tổng hợp) |