-Chủ một cửa hàng bán thuốc trừ sâu,̃ihùngraumuốngđểtủlạnhvẫndàiracảdorados vs bảo vệ thực vật rùng mình kể, mộtngười bà con trong khu công nghiệp Bắc Thăng Long - Nội Bài mua mớ raumuống về để trong tủ lạnh, khi mang ra thấy dài thêm ra cả gang tay.
Chị Tươi, chủ một ruộng rau muống ở xã Kim Nỗ (Đông Anh, HN) tiếtlộ, chỉ với một lượng nhỏ thuốc kích thích tăng trưởng, giá thànhrẻ (dạng bột, 1 gói hòa 32-40 lít nước; dạng sủi: 1 viên 5gr pha với20-40 lít nước) thì 1-2 ha ruộng rau muống cằn cỗi có thể “lớn vọt vàđẹp như mơ” chỉ sau một đêm “đậy bạt”.
Bên cạnh những vườn rau tuân thủ quy trình trồng rau sạch, nhiều hộgia đình trồng rau tự phát dùng “thuốc vượt” bất chấp liều lượng vàthời gian cách ly. Chưa kể, rau đã cắt lại có thể lại được tắm trongmột loại hóa chất “kích phọt”, có thể dài ra cả gang tay.
Công nghệ “đậy bạt” ủ rau “đẹp như mơ”
PV VietNamNet tới một cửa hàng bán thuốc bảo vệ thực vật ở trungtâm xã Vân Nội (Đông Anh, HN) để tìm hiểu thực hư về những loại “thầndược” này. Khi được hỏi về loại “thuốc vượt” kích thích sinh trưởngcho rau muống, chị M.H – chủ của cửa hàng bán thuốc trừ sâu – thuốcbảo vệ thực vật liền đon đả mang ra một gói thuốc dạng bột nhỏ xíuviền đen với khẩu hiệu bắt mắt: “Tươi đẹp như mơ, hiệu quả tức thì”.
Theo sau là loạt các loại thuốc kích thích sinh trưởng, đủ dạnghóa chất lỏng, dạng bột và dạng viên nén: “Mập mầm khỏe cây – tốtlá – nở cọng – mượt lá – bóng quả”, “Nhiều chồi – thân mập – lớn quả– năng suất tối đa”,…
Khi hỏi về liều lượng và cách sử dụng, chị M.H chẳng hề ngầnngại tư vấn: “Rau ăn lá phải dùng thuốc bón lá. Thuốc trừ sâu thườngbón vào gốc lúc rau đang thời kì sinh trưởng, kết hợp đạm bón lá.Muốn có rau đẹp, tươi non, óng mỡ thì loại thuốc tên “mơ đen” là lựachọn tốt nhất. Có thể phun thuốc trước khi thu hoạch rau 2-3 ngày theochỉ định cách ly. Tuy nhiên, cũng có thể phun ngày hôm trước, hôm sau thuhoạch được luôn”.
Thắc mắc về tác dụng phụ khi rút ngắn thời gian cách ly chỉ định,chị M.H cười xòa: “Thuốc sâu phun gần ngày mới độc, chứ loại “mơ đen”này vô tư đi. Có người phun vào buổi chiều hôm trước, đậy bạt, nửa đêmcó rau cắt bán luôn. Vừa nhanh, vừa tiện lợi. Bao nhiêu năm cũng có saođâu”.
Rau “ăn đạm” nên to lá, chỉ đợi “tắm mơ đen” để óng mỡ non tơ. (Ảnh: Đỗ Dung) |
Trong vai người mua rau tận vườn, chúng tôi nhận được một cái bĩu môitừ người phụ nữ bán rau trong chợ đầu mối Vân Trì (xã Vân Nội, ĐôngAnh): “Tưởng mua rau ở tận ruộng mà sạch à? Rau sạch người ta trồngthành khóm riêng để ăn, còn lại toàn là rau phun thuốc cả đấy”.
Sẽ dễ dàng quan sát được vô khối những vỏ thuốc bảo vệ thực vậtvương vãi trên các lối đi vào những ruộng rau. Đợi trời tối hẳn,người ta mới thấy bóng những người trồng rau với những bình phunthuốc trở về. Người trồng rau bảo nhau phun thuốc vào chiều tối haysáng sớm vì trời mát mẻ và để “khuất mắt trông coi”.
Bất chấp thời hạn cách ly 3 ngày theo quy định, nhiều người trồng rau rút ngắn thời gian chỉ còn vài giờ trước khi cắt rau đem bán. (Ảnh: Đỗ Dung) |
Chợ đầu mối Vân Trì (Đông Anh) không chỉ nhập rau từ các ruộng rauKim Nỗ mà còn nhận nguồn rau ở nơi khác đổ về. Chính những ngườitrồng rau muống cũng không thể phân biệt được rau muống phun thuốc vàrau không phun thuốc. “Tinh ý sẽ thấy lá rau láng mượt hơn, rau trắngnõn, óng mỡ, ngọn và cọng vươn dài”, người phụ nữ bán rau ở chợ VânTrì cho biết.
Vỏ thuốc bảo vệ thực vật vương vãi bên những ruộng rau muống. (Ảnh: Đỗ Dung) |
Được biết, rau muống có ba loại: rau muống trắng, rau muống tía vàrau muống đen. Người bán rau khuyên nên ăn loại rau muống trắng, cọngnhỏ, tránh ăn loại rau muống to, cọng đen hay ngọn dài, bởi đó làloại rau chứa nhiều thuốc, hoặc được trồng ở sông bẩn.
Bởi theo chị, “làm gì cũng phải có lương tâm”. Tuy nhiên, người phụnữ này quả quyết, “rau đã trồng để bán” thì kiểu gì cũng phun, raunào cũng phun chỉ có điều phun ít hay phun nhiều mà thôi”.
Chị Tươi (Kim Nỗ, Đông Anh) đã gắn bó với nghề trồng rau 10 năm.Chị kể nghề trồng rau kinh doanh vất vả lắm, “rau xấu, ai người tamua”.
“Đã đậy bạt rồi mà không cắt nhanh, ngọn rau có thể vươn dài khôngkiểm soát”, bởi vậy, đêm nào chị Tươi cũng phải cắt hết khoảng rauđược đậy bạt (thường là 1 sào), để có rau bán vào lúc 4-5 giờ sáng.
“Có những thời điểm rau muống không có để bán, mà lại có một lúc5-6 mối đặt hàng, thành thử phải dùng “thuốc vượt”, chị Tươi phântrần.
Chị Tươi cho biết, loại “thuốc mơ” này uy tín đến mức, những ngườitrồng rau mách nhau từ đời này sang đời khác, người lành nghề máchngười mới vào nghề. Nói đoạn, chị chỉ về phía những khoảng rau đangcăng bạt trắng, “đám rau đó người ta đã đánh thuốc xong thuốc rồi đó,chỉ đợi đêm về cắt là bán được thôi”.
Chị Tươi cho biết, rau muống 10-20 ngày mới có thể thu hoạch được.Người kinh doanh luân phiên “đậy bạt” để ngày nào cũng có rau bán.“Trung bình mỗi mớ rau tại ruộng bán với giá từ 3.000-5.000 đồng, lờilãi cũng chẳng là bao, lại vất vả đêm hôm. Rau muống hay bị ảnh hưởngbởi thời tiết, lại đang mùa sâu bệnh, nên thuốc sâu và thuốc bảo vệthực vật là cứu cánh của những người trồng rau kinh doanh”.
Chị Tươi kể, giữa người trồng rau với người đổ buôn rau xưa nay cómột nguyên tắc bất thành văn: “Thuốc men hay không, không cần biết, nonthì mua, không non thì không mua”. Rau cứng, rau xấu mà để nguyên là mộtcái tội, dân đổ buôn trả lại. Tiếc công, tiếc của, người bán rau lạiphải phun, người nọ giết người kia. Người ăn rau là khổ nhất”.
Rau để tủ lạnh vẫn dài ra cả gang tay?
Khi nhắc tới loại thuốc “kích phọt” rau chỉ trong vòng một đêm, chủcửa hàng bán thuốc bảo vệ thực vật mặt biến sắc, kiên quyết không chohỏi thêm về loại thuốc “chết người” này. Họ khẳng định: “Ở đây khôngbán thuốc chết người, thích thì sang Tàu mà mua. Ai dám bán thuốccủa Tàu, không ngộ độc thì cũng ung thư mà chết”.
Trong khi ở một đại lý bán thuốc bảo vệ thực vật khác, chủ cửahàng cho biết từ lâu không bán loại “thần dược” của Trung Quốc nữa.Chị rùng mình khi nhớ tới lời kể một người bà con trong khu côngnghiệp Bắc Thăng Long - Nội Bài về mớ rau muống để trong tủ lạnh, khimang ra đã thấy dài thêm ra cả gang tay.
Người phụ nữ mua thuốc bón cho lúa, tiện thể phun luôn cho rau muống, dưới sự tư vấn nhiệt tình của chủ cửa hàng bán thuốc bảo vệ thực vật. (Ảnh: Đỗ Dung) |
Những người bán rau đồn nhau lên chợ Yên để mua được loại “thầndược” này. Bởi làng Yên chuyên trồng hoa, có người đã từng ứng dụngthành công loại thuốc kích phọt “hoa vươn cành” cho “rau vươn ngọn”.
Chị Thuyết (Kim Nỗ, Đông Anh) tuần nào cũng chạy xe 7 cây số sanglàng Yên mua “thuốc vượt” và viên “sủi gấp”. “Thuốc vượt” cỡ chỉ bằnghai ngón tay được đóng trong bao bì toàn chữ Trung Quốc.
Tới làng Yên, PV không thể tiếp cận các cửa hàng bán thuốc bảo vệthực vật để mua loại “thuốc vượt” hay “viên sủi gấp” như đã được môtả. Tuy nhiên, nếu bỏ chút công sức vẫn có thể mua được loại “thầndược” này, bởi theo chị Thuyết, “phải là người quen, hoặc có ngườidẫn mối, dân buôn mới dám đưa loại thuốc này ra”.
Chị Thuyết hào hứng: “Hiệu quả không ngờ cô ạ, rau cắt rồi ngâmchừng 5-7 giờ vẫn có thể dài ra tới 20-30cm. Kinh doanh mà, phải vấtvả làm lợi thôi”.
Đỗ Dung