游客发表
发帖时间:2025-01-18 12:44:55
Mọi thứ đang diễn ra như thể những siêu cường về công nghệ giám sát lớn nhất trên thế giới không muốn các cột sóng di động và trang thiết bị router mạng của Huawei hiện diện trong các mạng lưới có tầm quan trọng đặc biệt tại quốc gia mình,óphảilàmộtmốiđedọađếnanninhquốaugsburg vs leverkusen khi mà công ty này bị bủa vây bởi những cáo buộc có liên kết với quân đội Trung Quốc.
Họ cho rằng Huawei có thể đang giúp Trung Quốc do thám, và do đó công ty này là một nguy cơ gây ảnh hưởng lên an ninh quốc gia.
Nhưng vấn đề là, sau nhiều năm điều trần trước quốc hội và những cuộc điều tra chưa có hồi kết, chúng ta có một bức tranh khá hỗn tạp về những nguy cơ mà Huawei có thể mang lại, hoặc có thể không. Dù sự thật là nhà sáng lập và chủ tịch công ty, ông Nhậm Chính Phi, từng là cựu quan chức trong Quân đội Nhân dân Trung Hoa, đồng thời công ty cũng đang nhận được tài trợ mạnh mẽ bởi chính phủ Trung Quốc, nhưng chưa hề có bất kỳ bằng chứng công khai, trực tiếp nào cho thấy Huawei đang sử dụng các trang thiết bị của mình để do thám lưu lượng mạng tại Mỹ và các quốc gia khác. Trong nhiều trường hợp, Huawei không thể phủ nhận, do đó họ đành cho phép các chính phủ "mổ xẻ", đánh giá các thiết bị do mình sản xuất - mà cho đến nay, dù có một vài vấn đề bị phát hiện, chưa có bất kỳ điều gì kết luận công ty này là gián điệp cho Trung Quốc.
Đó chính là mấu chốt của vấn đề: hiện nay, không ai nghĩ Huawei là gián điệp cả. Nếu làm gián điệp mà để bị bắt, đó sẽ là một sự nguy hiểm cực lớn. Nhưng không ai biết liệu họ có làm gián điệp trong tương lai hay không.
Tình huống tệ nhất là các công ty viễn thông sẽ sử dụng công nghệ của Huawei và cài cắm các trang thiết bị của hãng này lên từng ngóc ngách, ngõ hẻm, con đường nằm trong mạng lưới của họ. Tại sao họ lại không muốn làm điều đó, khi mà công nghệ của Huawei có giá rẻ, đáng tin cậy, và cần thiết cho công cuộc mở rộng 5G đang sắp diễn ra. Để rồi vài năm sau đó, Trung Quốc lợi dụng một lỗ hổng bảo mật ẩn cho phép các hacker nước này đánh cắp các bí mật kinh tế từ các doanh nghiệp.
Đến khi chuyện đó xảy ra, mọi thứ đã quá muộn. Các nhà điều hành mạng không thể đơn giản tháo bỏ các router và switch đã cài cắm kia được. Thiệt hại đã xảy ra.
Các công ty viễn thông cần Huawei cũng như Huawei cần họ. Nhưng các công ty viễn thông Bắc Mỹ và châu Âu ngày càng chịu nhiều áp lực từ chính phủ hơn, khi mà chính phủ các nước này xem họ là cơ sở hạ tầng quốc gia trọng điểm và là một mối quan ngại thường xuyên về an ninh quốc gia.
Trên thực tế, Trung Quốc là một mối đe dọa an ninh quốc gia đối với Mỹ, và ngược lại, Mỹ cũng là một mối đe dọa an ninh quốc gia đối với Trung Quốc, trong bối cảnh siêu cường số một thế giới cũng có nhiều doanh nghiệp trang thiết bị mạng hùng mạnh. Nếu như Mỹ và Canada không muốn dùng trang thiết bị của Huawei hay ZTE trong hạ tầng mạng vì lo sợ một cuộc tấn công mạng bất ngờ trong vòng 10 năm tới, tại sao Trung Quốc, Nga, hay bất kỳ quốc gia nào khác lại phải chọn sử dụng công nghệ của HPE hay Cisco?
Chủ tịch Huawei Nhậm Chính Phi
Chính phủ Mỹ đã duy trì một quan điểm nhất quán về mối liên hệ giữa Huawei với chính phủ Trung Quốc, kể từ khi xuất hiện bản báo cáo của Ủy ban Tình báo Hạ viện hồi năm 2012 nhằm kêu gọi cấm các trang thiết bị của Huawei và ZTE trên phạm vi cả nước, và thậm chí còn dự định cấm cả những mẫu smartphone của hai hãng này. Thế nhưng, bản báo cáo này không đưa ra được bằng chứng cụ thể nào về hoạt động do thám của phía Trung Quốc cả.
Cựu nghị sỹ Mike Rogers nói rằng "một router tự động bật vào nửa đêm, bắt đầu gửi các gói dữ liệu lớn, và có vẻ như là gửi về Trung Quốc". Huawei luôn phủ nhận cáo buộc này và đề nghị phía Mỹ phải đưa ra chứng cứ rõ ràng. Tuần vừa rồi, phía Mỹ nói họ không cần phải đưa ra chứng cứ, và nhấn mạnh rằng công ty có thể "bị lợi dụng bởi chính phủ Trung Quốc".
Bản báo cáo của Hạ viện còn khẳng định Huawei dính vào những vụ hối lộ, tham nhũng, vi phạm bản quyền, cùng nhiều thứ khác, nhưng không có thứ gì chứng minh công ty đang làm gián điệp mà chỉ cho rằng có thể họ làm theo đề nghị của Bắc Kinh.
Dù Chính phủ Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ các công ty công nghệ, nhưng họ khẳng định không có một điều luật nào có thể bắt buộc một công ty làm gián điệp cho nhà nước hoặc đặt các backdoor vào sản phẩm. Phương Tây nghi ngờ cũng không sai: ở Trung Quốc, chính phủ chẳng cần phải dùng đến luật để nói họ có thể hoặc không thể làm gì.
Nhưng khá hài hước là, Mỹ, Anh, và mới nhất là Úc, lại có những điều luật buộc các công ty phải trao dữ liệu, hoặc buộc họ phải cài backdoor. Sau vụ việc Edward Snowden tiết lộ mạng lưới theo dõi cực kỳ rộng lớn của Mỹ, Trung Quốc đã đánh trả bằng cách loại bỏ công nghệ của Mỹ khỏi các hệ thống và mạng lưới của nước này. Trung Quốc chẳng lo ngại gì điều này, bởi họ có một ngành công nghiệp công nghệ đang bùng nổ và đã bắt đầu chuyển sang sử dụng các trang thiết bị tự sản xuất trong nước thay cho các trang thiết bị nhập khẩu.
Các quốc gia khác không may mắn như vậy, và họ bị mắc kẹt giữa lựa chọn phải mua công nghệ từ 2 gã khổng lồ... gián điệp nói trên.
Các quốc gia phương Tây thà tin tưởng công nghệ Mỹ với những bộ luật giám sát mạnh mẽ của họ, trong khi phần còn lại của thế giới hoặc tin Trung Quốc, hoặc đơn giản là chẳng quan tâm.
Bất kỳ công nghệ nào cũng có thể là một mối đe dọa an ninh quốc gia. Việc chọn một món đồ công nghệ lúc này không còn là chọn một món đồ phù hợp với bạn nữa, mà giống như chọn một liều thuốc độc thì đúng hơn!
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接