Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng,ênhọpthứBanChỉđạoTrungươngvềphòngchốngthamnhũnhận định mc vs brighton Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng phát biểu chỉ đạo Phiên họp. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
Sáng 31/7, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã tiến hành Phiên họp thứ 12.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng chủ trì Phiên họp.
Các thành viên Ban Chỉ đạo đã thảo luận, cho ý kiến về tiến độ, kết quả thực hiện chương trình công tác của Ban Chỉ đạo 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2017.
Hầu hết các nội dung công việc đã được thực hiện nghiêm túc
Trong 6 tháng đầu năm, với sự nỗ lực, cố gắng của toàn Đảng, toàn dân và cả hệ thống chính trị, đất nước tiếp tục đạt được những kết quả tích cực về phát triển kinh tế-xã hội.
Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng được tăng cường theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII).
Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí được đẩy mạnh. Nhiều vụ việc, vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp được xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật; xử lý kỷ luật nghiêm cả cán bộ lãnh đạo cao cấp của Đảng, cả cán bộ đương chức và cán bộ nghỉ hưu, được dư luận đồng tình, đánh giá cao.
Các thành viên Ban Chỉ đạo đã nêu cao trách nhiệm, tích cực, khẩn trương, quyết liệt hơn, triển khai thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ theo Chương trình công tác đã đề ra.
Các cơ quan chức năng đã phối hợp chặt chẽ hơn, vào cuộc quyết liệt hơn, chủ động, tích cực trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.
Hầu hết các nội dung quan trọng trong Chương trình công tác của Ban Chỉ đạo đã được thực hiện nghiêm túc và hoàn thành theo kế hoạch. Nổi bật là Ban Chỉ đạo đã tập trung chỉ đạo quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc Kết luận số 10 - KL/TW ngày 26/10/2016 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống tham nhũng lãng phí; lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và hoàn thiện thể chế về kinh tế - xã hội và phòng, chống tham nhũng, ban hành nhiều văn bản quan trọng của Đảng, Nhà nước về phòng, chống tham nhũng.
Công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán các lĩnh vực nhạy cảm, có nhiều dư luận về tham nhũng, được tập trung chỉ đạo thực hiện, nhất là kiểm tra, kết luận các sai phạm, tiến hành xử lý kỷ luật nghiêm minh các tổ chức, cá nhân để xảy ra sai phạm tại Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Ban cán sự đảng Bộ Công Thương, Tỉnh ủy Bình Định, Đồng Nai..., thanh tra, kiểm toán 09 dự án gây thất thoát, thua lỗ lớn, dư luận xã hội quan tâm (đã kết thúc thanh tra tại 3 dự án); tiến hành thanh tra toàn diện dự án Tổng Công ty Viễn thông Mobifone mua 95% cổ phần của Công ty cổ phần nghe nhìn Toàn cầu (AVG).
Ban Chỉ đạo đã chỉ đạo, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm; triển khai nghiên cứu, xây dựng các Đề án theo kế hoạch đã đề ra; tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng, nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong phòng, chống tham nhũng...
Các thành viên Ban Chỉ đạo đã thảo luận và thống nhất ban hành Kế hoạch nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo và Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo, góp phần đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng tham nhũng, lãng phí, sự suy thoái, "tự diễn biến," "tự chuyển hóa" trong nội bộ (theo Kế hoạch số 04 - KH/TW của Bộ Chính trị thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng Đảng).
Huy động sức mạnh toàn dân, cả hệ thống chính trị vào cuộc
Ban Chỉ đạo thống nhất 7 nhóm nhiệm vụ trọng tâm công tác 6 tháng cuối năm 2017, trong đó tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các quy định của Đảng, Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, tạo chuyển biến mạnh mẽ hơn trong công tác này, nhất là ở địa phương, cơ sở; chỉ đạo tăng cường kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, tập trung vào các lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng; khẩn trương thanh tra, kết luận rõ ràng đúng, sai, xác định đúng nguyên nhân, trách nhiệm, xử lý nghiêm đối với những tổ chức, cá nhân có sai phạm tại 09 dự án gây thất thoát, thua lỗ lớn, dư luận xã hội quan tâm; dự án Tổng Công ty Viễn thông Mobifone mua 95% cổ phần của Công ty cổ phần nghe nhìn Toàn cầu (AVG); việc cổ phần hóa cảng Quy Nhơn.
Những tháng còn lại trong năm, các cơ quan chức năng hoàn thành xét xử sơ thẩm 2/6 vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo theo kế hoạch; kết thúc điều tra, truy tố, xét xử 10/12 vụ án, xử lý 4 vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo; 4 vụ án, 1 vụ việc thuộc diện Ban Nội chính Trung ương theo dõi, đôn đốc, nhất là các vụ án thuộc giai đoạn II vụ án Phạm Công Danh.
Ban Chỉ đạo yêu cầu đẩy nhanh tiến độ xác minh, điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc xảy ra tại Tổng Công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC); Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Á; giai đoạn II vụ án Hà Văn Thắm; giai đoạn II vụ án Vũ Quốc Hảo; đẩy nhanh tiến độ xác minh, điều tra, xử lý các vụ việc nêu trong Kết luận thanh tra dự án xây dựng Nhà máy sản xuất Ethanol Phú Thọ; dự án xây dựng Nhà máy sản xuất Ethanol Dung Quất; đưa ra truy tố, xét xử một số vụ án khác thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo, Ban Nội chính Trung ương theo dõi đôn đốc.
Đồng chí Phan Đình Trạc, Ủy viên Trung ương Đảng,Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trình bày báo cáo tại Phiên họp. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
Ban Chỉ đạo thống nhất, cần tập trung hoàn thành Kế hoạch kiểm tra, giám sát việc thanh tra các vụ việc; khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận quan tâm tại 20 địa phương; ban hành và tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo và Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo; chỉ đạo nghiên cứu, đề xuất quy định thống nhất đơn vị đầu mối tham mưu, giúp việc về công tác phòng, chống tham nhũng cho cấp ủy, tổ chức đảng ở Trung ương; tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về phòng, chống tham nhũng.
Phát biểu kết luận phiên họp, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ tiếp tục đà của các năm trước và năm 2016, trong 6 tháng đầu năm 2017, cùng với việc triển khai Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí tiếp tục được đẩy mạnh, tiến triển theo chiều sâu, mang lại những kết quả rõ nét, đồng bộ hơn, đồng thời đã chú ý khắc phục hạn chế ở các bộ, ngành, địa phương.
Hầu hết các công việc, chương trình kế hoạch đã đề ra đều được triển khai thực hiện nghiêm túc; các cơ quan phối hợp nhịp nhàng, vào cuộc quyết liệt hơn.
Công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng đã được tiến hành bài bản, có chương trình kế hoạch, phân công phân nhiệm rõ ràng, rõ đến đâu làm đến đó, huy động sức mạnh toàn dân, cả hệ thống chính trị vào cuộc, tạo thành phong trào, xu thế và điều quan trọng là qua đó rút ra những kinh nghiệm quý.
Về những kết quả nổi bật đã đạt được, Tổng Bí thư nêu rõ: Chúng ta đã hết sức coi trọng cả phòng và chống, trong đó có việc thông qua Bộ luật Hình sự; Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành văn bản về kiểm tra giám sát, kê khai tài sản; đồng thời tập trung thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, xử lý kỷ luật nghiêm minh các tổ chức cá nhân để xảy ra sai phạm.
Trong 6 tháng đầu năm, Ban Chỉ đạo hoạt động nền nếp, bài bản theo chương trình, kế hoạch; các thành viên Ban Chỉ đạo làm việc tích cực, trách nhiệm.
Tổng Bí thư cũng chỉ rõ những hạn chế còn tồn tại trong khâu phát hiện, giám định, điều tra; tiến độ xét xử còn chậm, chưa đạt yêu cầu; khâu thu hồi tài sản đã được chú ý nhưng số lượng tài sản thu hồi được còn ít.
So với Trung ương, ở các địa phương đã có chuyển biến trong đấu tranh phòng chống tham nhũng, nhưng chưa mạnh mẽ. Một số trường hợp xử lý hành chính chậm, chưa đồng bộ với xử lý kỷ luật về Đảng; có ý kiến cho rằng mức xử lý còn nhẹ.
Tổng Bí thư nhấn mạnh, 6 tháng cuối năm, cần tập trung thực hiện bằng được những phương hướng, nhiệm vụ Ban Chỉ đạo đã đề ra, nghiêm túc triển khai Bộ luật Hình sự, các văn bản, quyết định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, quy định của Chính phủ về kiểm tra giám sát, kê khai tài sản; chú ý khâu phát hiện, giám định, thu hồi tài sản, khắc phục những tồn tại hạn chế; bảo đảm thực thi pháp luật, đồng thời với tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Tổng Bí thư nêu rõ, công tác thông tin tuyên truyền có vai trò rất quan trọng, đóng góp rất lớn vào cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng; cần tăng cường cung cấp thông tin cho báo chí, bảo đảm tính công khai và phát huy vai trò của báo chí tham gia giám sát.
Tuy nhiên, báo chí cũng cần thông tin đúng, chuẩn xác, góp phần thúc đẩy công tác phòng chống tham nhũng; đồng thời đấu tranh phản bác những thông tin sai lệch, xuyên tạc, bịa đặt.
Tính công khai là "thanh bảo kiếm" để chữa lành những vết thương. Sắp tới, công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng phải tiếp tục được tăng cường, quyết liệt hơn, hiệu quả cao hơn, không có trở ngại nào, sức ép nào, Tổng Bí thư chỉ rõ./.
Theo TTXVN
(责任编辑:World Cup)
Chọn 'Như gió an lành' nếu bạn đã đủ niềm vui
Những anime được khán giả mong chờ phần tiếp theo nhất của Ghibli
ESS 2015: RoTK sẽ chạm trán gã khổng lồ Hope ở trận đầu tiên
Ryze Súp Lơ sẽ là trang phục mà Faker muốn có
Miss Teen International Việt Nam 16 tuổi 'bắn' tiếng Anh như gió
Smartphone nghe nhạc Lenovo A6010 có giá 3,29 triệu tại Việt Nam
Bắt giữ xe tải chở 1300 điện thoại nhập lậu
Tâm điểm CN: Cách sạc pin điện thoại chuẩn
Việt Nam a significant partner in Czech's foreign policy: Minister
Những tựa game âm nhạc hay nhất về cô nàng tóc xanh Hatsune Miku
Không quảng cáo rầm rộ, phim "Chị dâu" vẫn tiến mốc 100 tỷ đồng doanh thu
Nexus 6P bị tố dễ vỡ mặt kính bảo vệ