Ngày 14/3/2014,Địaphươngtựchihỗtrợmuađầuthusốchohộnghèotheochuẩnriêkeo real Sở TT&TT Đà Nẵng đã có văn bản báo cáo Bộ TT&TT về việc chuẩn bị triển khai thực hiện Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất trên địa bàn TP Đà Nẵng. Theo văn bản này, Đà Nẵng chính thức đề nghị Ban chỉ đạo Đề án số hóa truyền hình chi hỗ trợ 100% kinh phí để trang bị đầu thu truyền hình số (STB) cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ gia đình chính sách theo chuẩn riêng của TP.Đà Nẵng.
Sở dĩ Đà Nẵng đưa ra kiến nghị này là vì TP.Đà Nẵng có quy định về tiêu chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo cao hơn chuẩn của quốc gia. Do đó, nếu tính theo chuẩn quốc gia thì Đà Nẵng có 26.297 hộ thuộc diện nghèo, cận nghèo và hộ gia đình chính sách. Nhưng nếu tính theo chuẩn của TP.Đà Nẵng thì số hộ thuộc các diện kể trên là 42.949 hộ (cao hơn chuẩn quốc gia là 16.652 hộ).
Không riêng gì Đà Nẵng, tại một số thành phố lớn có mặt bằng giá cả đắt đỏ cũng có quy định riêng về chuẩn hộ nghèo, cận nghèo cao hơn quy định của quốc gia, nên số hộ gia đình cần hỗ trợ STB cũng tăng lên khá lớn.
Trước ý kiến đề xuất này, Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng cho biết, Nhà nước đã quyết định chi 1.710 tỷ đồng từ Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích để hỗ trợ cho các hộ nghèo, cận nghèo và gia đình chính sách mua thiết bị thu xem truyền hình số khi chuyển đổi sang số hóa. Tuy nhiên, nhà nước chỉ căn cứ vào tiêu chuẩn quốc gia để hỗ trợ. Còn đối với các địa phương có chuẩn nghèo riêng, thì số hộ chênh lệch sẽ được hỗ trợ từ nguồn ngân sách của địa phương.
Thứ trưởng Lê Nam Thắng cũng cho biết, Ban chỉ đạo Đề án số hóa truyền hình cũng đã đồng ý hỗ trợ STB cho các hộ nghèo, cận nghèo và gia đình chính sách của khu vực Bắc Quảng Nam cùng thời điểm với Đà Nẵng. Khu vực Bắc Quảng Nam lâu nay người dân vẫn thu sóng truyền hình quảng bá từ Đà Nẵng, việc hỗ trợ cùng lúc nhằm để người dân trong khu vực này không bị gián đoạn tín hiệu truyền hình khi Đà Nẵng tắt sóng analog.
Cũng theo Thứ trưởng Lê Nam Thắng, hai thành phố Hà Nội và Hải Phòng đã sẵn sàng kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương hỗ trợ STB cho các đối tượng "chênh lệch" giữa hai tiêu chuẩn quốc gia và địa phương. Riêng Hải Phòng dự kiến chi từ ngân sách địa phương để mua 300.000 STB phát cho người dân khi chuyển đổi sang số hóa.