Trong ngày làm việc thứ 3,ỗtrợthỏađángchocácđốitượngthuộcdiệntinhgiảnbiênchếlich thi dau hang nhat kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh khóa IX đã biểu quyết thông qua 15 nghị quyết quan trọng có tác động trực tiếp đến các vấn đề kinh tế - xã hội (KT-XH), trong đó có Nghị quyết về hỗ trợ cho cán bộ, công chức, viên chức trong tỉnh thuộc diện tinh giản biên chế. Theo nhiều đại biểu, việc ban hành nghị quyết này là rất kịp thời, thiết thực góp phần thực hiện tốt việc tinh giản biên chế, sắp xếp bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Các đại biểu biểu quyết thông qua các nghị quyết tại kỳ họp. Ảnh: XUÂN THI Hỗ trợ là cần thiết Với sự thống nhất cao, các đại biểu đã nhất trí biểu quyết thông qua Nghị quyết về chính sách hỗ trợ cho các đối tượng khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế trên địa bàn tỉnh. Việc ban hành chính sách này sẽ góp phần thực hiện có hiệu quả chủ trương về đổi mới sắp xếp bộ máy hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức, có năng lực thực thi công vụ, đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH của tỉnh. Nhiều đại biểu đánh giá, thời gian qua, chính sách hỗ trợ tinh giản biên chế chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra; Nghị định số 108/2014/NĐ-CP và Nghị định số 26/2015/NĐ-CP của Chính phủ chưa tạo điều kiện cho các địa phương chủ động giải quyết tinh giản biên chế và các chính sách hỗ trợ. Điều này ảnh hưởng lớn đến quá trình giải quyết tinh giản biên chế và chưa bảo đảm quyền lợi cũng như động lực cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khi thực hiện tinh giản. Bên cạnh đó, Nghị định số 108/2014/NĐ-CP và Nghị định số 26/2015/NĐ-CP chưa được bổ sung đối tượng là người hoạt động không chuyên trách cấp xã và đối tượng là hợp đồng lao động làm công tác chuyên môn nghiệp vụ. Những đối tượng thuộc diện tinh giản hoặc chấm dứt hợp đồng lao động trên đa phần có quá trình công tác lâu, quen việc. Vì vậy khi thực hiện tinh giản biên chế hoặc chấm dứt hợp đồng lao động cần ghi nhận sự đóng góp trong quá trình công tác để xem xét hỗ trợ thêm nhằm bảo đảm quyền lợi cho các trường hợp này. Do đó, việc có một chính sách hỗ trợ thêm cho các đối tượng khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế trên địa bàn tỉnh là cần thiết. Theo nghị quyết vừa được kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh khóa IX thông qua, đối tượng áp dụng chính sách này là các đối tượng thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP gồm: Cán bộ, công chức từ tỉnh đến cấp xã, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập, người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP, người làm việc trong biên chế được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao tại các hội; cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm có thời gian đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) đủ 20 năm trở lên, có đơn tự nguyện nghỉ hưu trước tuổi thực hiện theo Nghị định số 26/2015/NĐ- CP; người lao động hợp đồng làm công tác nghiệp vụ trong cơ quan hành chính của Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội trong chỉ tiêu biên chế được Tỉnh ủy, HĐND tỉnh giao; những người hoạt động không chuyên trách cấp xã theo quy định của Trung ương và UBND tỉnh. Mức hỗ trợ cho các đối tượng thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP gồm: Cán bộ, công chức từ tỉnh đến cấp xã, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập, người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn quy định tại Nghị định số 68/2000/ NĐ-CP, người làm việc trong biên chế được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao tại các hội và cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm có thời gian đóng BHXH đủ 20 năm trở lên, có đơn tự nguyện nghỉ hưu trước tuổi thực hiện theo Nghị định số 26/2015/NĐ-CP ngoài khoản trợ cấp theo quy định tại Nghị định số 108/2014/NĐ-CP, Nghị định số 26/2015/NĐ-CP còn được hỗ trợ thêm 3.000.000 đồng/người/năm (tương đương với 250.000 đồng/người/tháng) cho thời gian công tác có đóng BHXH. Mức hỗ trợ không quá 100.000.000 đồng. Đối với người lao động hợp đồng làm công tác nghiệp vụ trong cơ quan hành chính của Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội trong chỉ tiêu biên chế được Tỉnh ủy, HĐND tỉnh giao, ngoài khoản trợ cấp thôi việc theo quy định còn được hỗ trợ thêm 6.000.000 đồng/người/năm (tương đương với 500.000 đồng/ người/tháng) cho thời gian công tác có đóng BHXH. Mức hỗ trợ không quá 100.000.000 đồng. Những người hoạt động không chuyên trách cấp xã theo quy định của Trung ương và UBND tỉnh, ngoài khoản trợ cấp thôi việc theo quy định còn được hỗ trợ thêm 6.000.000 đồng/người/ năm (tương đương với 500.000 đồng/người/tháng) cho thời gian công tác có đóng BHXH và hỗ trợ thêm 3.000.000 đồng/ người/năm (tương đương với 250.000 đồng/người/tháng) cho thời gian công tác không đóng BHXH. Mức hỗ trợ không quá 100.000.000 đồng. Hỗ trợ hoạt động Hội đồng Tư vấn thuộc MTTQ và Ban Thanh tra nhân dân Cũng trong kỳ họp lần này, các đại biểu HĐND tỉnh đã thống nhất biểu quyết thông qua các nghị quyết về quy định nội dung, mức chi cho hoạt động của Hội đồng Tư vấn (HĐTV) thuộc Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp tỉnh và Ban Tư vấn thuộc Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp huyện và nghị quyết quy định mức kinh phí hỗ trợ hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh. Theo đó, mức chi hỗ trợ hoạt động hàng tháng cho lãnh đạo HĐTV thuộc Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, lãnh đạo Ban tư vấn thuộc Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp huyện là Chủ nhiệm HĐTV (1,0 nhân mức lương cơ sở/người/ tháng); Phó Chủ nhiệm HĐTV (0,8 nhân mức lương cơ sở/ người/tháng); Trưởng Ban tư vấn (0,18 nhân mức lương cơ sở/người/tháng); Phó trưởng Ban tư vấn (0,12 nhân mức lương cơ sở/người/tháng). Chi viết báo cáo và góp ý bằng văn bản đối với HĐTV thuộc Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp tỉnh là 500.000 đồng/văn bản hoặc báo cáo; Ban tư vấn thuộc Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp huyện là 400.000 đồng/văn bản hoặc báo cáo. Về mức chi cho hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân cấp xã, đối với đơn vị hành chính cấp xã loại 1 là 7.000.000 đồng/ban/năm; đơn vị hành chính cấp xã loại 2 là 6.000.000 đồng/ban/năm; đơn vị hành chính cấp xã loại 3 là 5.000.000 đồng/ban/năm. Theo nghị quyết về việc phê duyệt biên chế công chức trong các cơ quan của HĐND, UBND tỉnh, các huyện, thị, thành phố, số lượng người làm việc đơn vị sự nghiệp công lập và các hội có tính chất đặc thù của tỉnh năm 2019, biên chế công chức trong các cơ quan của HĐND và UBND tỉnh, các huyện, thị, thành phố trong năm 2019 là 1.769 biên chế; hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP là 115 người. Số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập là 26.117 chỉ tiêu; số lượng người làm việc trong các hội có tính chất đặc thù là 80 người. |