Clip "Bi kịch của những hoàng hậu nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam" trên kênh TikTok của Thủy Tiên. Clip do nhân vật cung cấp
Vẽ kể chuyện
Thời điểm dịch Covid-19 đang ở giai đoạn căng thẳng,ợcôđơnXlậpkênhTikTokvẽtranhkểchuyệnthuhútchụctriệulượkq c1 2023 tâm trí Phạm Thị Thủy Tiên (SN 1990, TP.HCM) ngổn ngang những lo âu. Cô gái quê Đồng Nai lo không còn cơ hội trò chuyện, gặp người thân, bạn bè.
Thế nên suốt thời gian kẹt ở quê để tránh dịch, thèm được nói chuyện, tương tác với mọi người, Tiên quyết định lập kênh TikTok.
Tiên muốn kênh TikTok của mình lưu giữ kỷ niệm đẹp của bản thân, truyền tải những giá trị có ích nào đó cho cộng đồng. Những suy nghĩ ấy đưa tâm trí cô về năm tháng tuổi thơ.
Tiên nhớ ngày còn bé, vào mỗi đêm trăng sáng, cô và các em thường được bố dẫn ra sân ngắm trăng. Dưới ánh trăng vằng vặc, Tiên cùng các em ngồi say sưa nghe bố kể những câu chuyện lịch sử, truyền thuyết dân gian thật lạ.
Cô gái quyết định kể lại những câu chuyện ấy trên kênh TikTok của mình bằng cách diễn đạt, truyền tải thật đặc biệt: kể chuyện qua từng nét vẽ.
Thủy Tiên chia sẻ: “Tôi có khiếu hội họa từ nhỏ nhưng không đủ duyên theo đuổi đam mê. Dẫu vậy tôi vẫn luôn tự rèn luyện và có thể vẽ được. Khi lập kênh TikTok, tôi quyết định sẽ vừa vẽ vừa kể, giới thiệu những câu chuyện lịch sử, văn hóa dân gian đặc sắc của Việt Nam. Do đó, tôi đặt tên kênh là Vẽ kể chuyện”.
Với lối kể chuyện hấp dẫn cùng kỹ năng hội họa không thua kém những họa sĩ chuyên nghiệp, các clip đầu tiên kể về cuộc đời vũ nữ Cẩm Nhung, giai nhân Ba Trà, Tư Nhị… của Tiênnhanh chóng được người xem ủng hộ.
Khi có người xem, Tiên mong muốn Vẽ kể chuyện không chỉ dừng ở tính giải trí mà phải đem lại nhiều giá trị. Quá trình đọc sách, xem phim giúp cô gái nhận thấy lịch sử nước nhà có nhiều câu chuyện hay.
Tiên quyết định phát triển loại nội dung này với hy vọng giúp người xem hiểu, biết thêm về sử sách nước nhà. Cô ưu tiên chủ đề về thân phận người phụ nữ thời phong kiến, những câu chuyện hồng nhan bạc mệnh, chân dung anh hùng dân tộc…
Lan tỏa tình yêu sử Việt
Để đa dạng thông tin và những câu chuyện chia sẻ trên kênh thực sự có ý nghĩa, chính xác, Thủy Tiên tìm tài liệu trong các nguồn chính thống như: Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Nam thực lục, Lĩnh Nam chích quái…
Sau khi có cốt truyện, Tiên biên tập lại theo văn phong của mình. Về phần hội họa trong lúc kể chuyện, Tiên thường tham khảo nhiều tài liệu để phối màu cho nhân vật được đẹp và đúng với bối cảnh lịch sử.
Bằng cách này, Thủy Tiên biên tập, dựng thành clip vừa kể vừa vẽ ra những nhân vật trong các câu chuyện lịch sử, truyền thuyết trong văn hóa dân gian như: những nữ hổ tướng trong sử Việt, mẹ của Hai Bà Trưng, tứ bất tử của Việt Nam, sự tích ông Kẹ…
Không chỉ giới thiệu những câu chuyện lịch sử, truyền thuyết dân gian độc đáo, Thủy Tiên còn thể hiện tài năng hội họa trên TikTok. Các bức vẽ thể hiện nội dung câu chuyện của Tiên đều sống động, hài hòa và thực sự có hồn.
Thế nên, chỉ trong một thời gian ngắn, các sản phẩm của cô gái sáng tạo nội dung được đông đảo người xem đón nhận. Hiện tại, kênh TikTok Vẽ kể chuyệncủa Thủy Tiên đã có hơn 1 triệu lượt theo dõi và hơn 28 triệu lượt yêu thích.
Cách giới thiệu những câu chuyện lịch sử, văn hóa dân gian Việt Nam của Thủy Tiên trên mạng xã hội cũng được cộng đồng đón nhận. TCác sản phẩm của nữ TikToker còn lan tỏa, thúc đẩy tình yêu sử Việt cho không ít người xem.
Thủy Tiên tâm sự: “Tôi hạnh phúc vì nội dung kênh đã thúc đẩy một bộ phận người xem yêu thích, muốn tìm hiểu về lịch sử, văn hóa dân gian nước nhà. Bằng chứng là có bạn học sinh từng chia sẻ với tôi rằng cô giáo đã chiếu các clip về lịch sử của Vẽ kể chuyện trong tiết dạy của mình.
Trong tương lai, tôi sẽ định hướng Vẽ kể chuyệnmang nhiều giá trị hơn, trở thành nơi lưu giữ kiến thức, tài liệu hữu ích. Khi đến với kênh, người xem có thể tìm được những thông tin, tài liệu có giá trị về văn hóa dân gian, lịch sử nước nhà”.
9X lập kênh TikTok triệu view giúp lao động nghèo, hỗ trợ gen Z khởi nghiệp
Ngay khi được nhiều người biết đến, Vĩnh dùng kênh TikTok có hơn 1 triệu lượt theo dõi để thực hiện các dự án cộng đồng như: tặng bữa sáng, quần áo cho lao động nghèo, hỗ trợ gen Z khởi nghiệp.