CIO Việt kỳ vọng nhiều vào Chuyển đổi số,êuchuẩnnàochohệthốngmạngđápứngChuyểnđổisốkèo ngoại hạng anh nhưng để đạt được điều đó họ cần hệ thống mạng hiện đại tương ứng.
Mặc dù đã có những thời điểm được xếp ở vị trí thấp trong các nền kinh tế Đông Nam Á, Việt Nam đang thay đổi nhanh chóng. Hiện nay, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng GDP mạnh mẽ nhất trong khu vực. Thực tế cho thấy, Chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam đã thực sự tin tưởng vào vai trò của công nghệ kỹ thuật số.
Việt Nam cũng là một trong những quốc gia có số lượng thiết bị di động tăng nhanh nhất trên thế giới và trong khu vực, chủ yếu nhờ vào dân số trẻ. Với 60% số dân trong độ tuổi dưới 35, 58% người Việt Nam có thể sử dụng công nghệ thành thạo và kỹ thuật số quả thực là một lựa đúng đắn để thúc đẩy đổi mới cũng như sự phát triển của nền kinh tế.
Báo cáo Gartner CIO Agenda 2018 ra ngày 9/3/2018, mục Góc nhìn Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam đã cho biết các Giám đốc CNTT (CIOs) đều đặt kỳ vọng lớn vào chuyển đổi số và điều chỉnh ngân sách tăng lên với mức tương ứng. “CIO ở các quốc gia nói trên rất lạc quan về ngân sách của mình. Họ kỳ vọng mức tăng trưởng trung bình đạt 7,1%, cao gấp đôi mức tăng trưởng trung bình được kỳ vọng tại khu vực Đông Nam Á vào năm 2018.”
Một điểm đáng chú ý là Việt Nam có tên trong danh sách quốc gia có khả năng bị ảnh hưởng cao trước các cuộc tấn công mạng trên thế giới. Trong báo cáo “An ninh mạng tại khu vực ASEAN: Kêu gọi hành động khẩn cấp” do Cisco chủ trì và được A.T. Kearney công bố gần đây, Việt Nam là một điểm nóng hứng chịu các hoạt động đáng ngờ trên web - cao gấp 3,5 lần so với tỷ lệ chuẩn.
Chuyển đổi mạng là nền tảng cho Chuyển đổi số
Người ta thường nói, chìa khóa thành công ở tương lai chính là khả năng nhận định lại về công việc kinh doanh trong thế giới số. Tuy nhiên, khi kỹ thuật số hiện thực hóa những giá trị mới, các công ty cần triển khai các ý tưởng hay trên mạng thông minh có khả năng thực thi, thay đổi và bảo vệ trong thời gian thực. An toàn bảo mật là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của chiến lược kỹ thuật số thành công cho bất kỳ công ty nào.
Đó là lý do tại sao đây là thời điểm đầy hứng khởi đối với Cisco, khi Cisco chuyển dịch sang mạng thế hệ mới - điều mà công ty tin rằng sẽ mang lại nền tảng giúp khách hàng có thể kiến tạo tương lai trong kỷ nguyên số hóa. Nói cách khác, Cisco giúp khách hàng của mình tập trung hơn vào “làm thế nào đáp ứng những mong đợi của khách hàng” thay vì “làm thế nào để triển khai”.
Hãy tưởng tượng những cơ hội được tạo ra khi mạng được định hướng bởi dữ liệu và có thể phản hồi với yêu cầu kinh doanh của doanh nghiệp một cách tập trung và tự động nhất. Mạng trực quan, như cách chúng tôi gọi tên, có thể làm được điều đó, trong thời gian thực.
Mạng trực quan, hay còn gọi là mạng kỹ thuật số, đánh dấu một trang mới trong lịch sử của Cisco - một công ty hàng đầu về mạng. Với 30 năm kinh nghiệm trên thị trường, 80% dữ liệu trên thế giới đang chạy trên các mạng của Cisco, doanh nghiệp sở hữu ưu thế trong việc xây dựng mạng thông minh nhất, có khả năng hỗ trợ các doanh nghiệp ngày hôm nay và cả trong tương lai.
Hãy nghĩ về Mạng trực quan của Cisco như một hệ thống máy học có quy mô và dữ liệu trong đó đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Khi dữ liệu và trí tuệ được kích hoạt, mạng càng trở nên thông minh và chủ động hơn; khi đó Doanh nghiệp, con người và kỹ sư CNTT có thể hoàn toàn tập trung vào đổi mới và vào khách hàng của họ.
Thúc đẩy Việt Nam
Khi chuyển đổi mạng trở thành yếu tố cơ bản trong chuyển đổi số, quá trình chuyển đổi không diễn ra một cách đơn giản. Nguyên nhân do các thành phần kỹ thuật số và người dùng vẫn đang kết nối vào mạng, công ty không thể ngừng hoạt động mạng cũ, và xây dựng mạng mới ngay ngày hôm sau.
Vì lý do này, chuyển đổi mạng sẽ là một hành trình dài đối với các quốc gia và công ty hiện đại và có quy mô lớn. Từ góc nhìn này, Việt Nam có thể có cơ hội vượt qua các nền kinh tế khác trong ASEAN, do hệ thống mạng ở Việt Nam phần lớn đang phát triển ở giai đoạn đầu. Đặc điểm có vẻ như bất lợi này lại là cơ hội cho các công ty ở Việt Nam đổi mới nhanh hơn.
Khi niềm tin vào tương lai số ở Việt Nam ngày càng tăng cùng những tham vọng dẫn đầu trong những vấn đề hiện đại như thành phố thông minh, cơ hội để chuyển sang mạng thế hệ tiếp theo chưa bao giờ trở nên phù hợp hơn thế. Mạng kỹ thuật số sẽ giúp các công ty thay đổi mô hình kinh doanh, đổi mới để tăng lợi nhuận, và tạo ra một làn sóng tăng trưởng kinh tế mới ở Việt Nam.
Lương Thị Lệ Thủy – Tổng giám đốc Cisco Việt Nam
Brink Sanders - Giám đốc điều hành khối Phần mềm và Chuyển đổi mạng khu vực Châu Á TBD và Nhật Bản
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)