Ông Grossi cho biết như vậy hôm 19/2 tại Brussels. Hãng RT và Reuters dẫn lời quan chức IAEA này nói: "Nhiều công ty ở phương Tây phụ thuộc vào nguồn cung cấp của Nga, gồm uranium hoặc nhiên liệu đã được làm giàu. Việc trừng phạt công ty Rosatom là không thực tế và đặt ngành hạt nhân ở nhiều nước vào tình trạng bế tắc". Trước đó, một số quốc gia thành viên EU đã đề xuất mở rộng lệnh cấm vận của khối đối với nhiên liệu hạt nhân mà Moscow bán.
Tập đoàn năng lượng thuộc sở hữu nhà nước Rosatom của Nga nắm giữ gần 50% cơ sở hạ tầng làm giàu uranium toàn cầu và chiếm gần 36% lượng xuất khẩu của thế giới trong năm 2022. Rosatom đang xây dựng hơn 20 lò phản ứng hạt nhân trên khắp thế giới, từ Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary tới Ai Cập, Trung Quốc, Ấn Độ.
Tháng 11/2023, chính phủ Mỹ đã ghi nhận một thực tế đáng lo ngại rằng gần 20% nhiên liệu hạt nhân mà các nhà máy điện Mỹ sử dụng đều đến từ Nga. Trợ lý Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Kathryn Huff nói việc nước này chấm dứt sự phụ thuộc vào Nga là rất quan trọng. Hiện có nhiều tin đồn rằng Mỹ có kế hoạch cấm nhập khẩu uranium của Nga kể từ năm 2028.
Theo ông Grossi, nỗ lực giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hạt nhân Nga sẽ khiến EU tiêu tốn hàng tỷ USD và dường như khó xảy ra. Người đứng đầu IEAE lưu ý nhu cầu toàn cầu về uranium đã làm giàu thực sự đang tăng lên. "Thành thật mà nói, tôi thấy khả năng làm giàu uranium của Nga ngày càng gia tăng trên thế giới thay vì giảm đi".
Ông Grossi sẽ sớm tới thăm Moscow và gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin trước khi tiếp tục tới Tehran để đàm phán với chính phủ Iran về chương trình hạt nhân của nước này.
IAEA họp bàn với Nga, Anh lần đầu tiên gửi trực thăng cho UkraineNgười đứng đầu cơ quan giám sát hạt nhân của Liên Hợp Quốc hôm nay (23/11) gặp phái đoàn Nga ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ để thảo luận về việc thiết lập vùng bảo vệ an ninh và an toàn hạt nhân cho nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia.(责任编辑:Thể thao)