Mới đây,ởcườidởmếuvớinhữngbảnnhậnxétchêtơitảthờiôngbàkết quả u20 pháp anh Nguyễn Đương - người sáng lập trang web mang tên Thương mái trường xưa, chuyên sưu tầm các trang sách giáo khoa, tư liệu, những đồ dùng học sinh xưa, để tìm hiểu về nền giáo dục của cha ông, đã chia sẻ một số hình ảnh về một số Phiếu học tập tháng 4/1959 của giáo viên lớp một, Trường Phổ thông cấp một Quyết tiến.
Trong những phiếu này, giáo viên ghi điểm trung bình, điểm đức dục, xếp thứ và nhận xét cụ thể từng em.
"Sổ liên lạc của thế hệ ông bà tôi, đọc lời nhận xét từ giáo viên và phụ huynh mà phì cười. Ngày xưa học đứng nhất nhì lớp vẫn còn bị thầy cô bố mẹ chê tơi tả, giờ có khi xếp nhóm đội sổ vẫn được nhận giấy khen" - anh Nguyễn Đương vui vẻ nói về "bộ sưu tập" của mình.
Anh Đương cho biết qua tìm hiểu, Trường Phổ thông cấp một Quyết Tiến - ngôi trường được ghi trong Phiếu học tập - nằm ở xã Quyết Tiến, huyện Thường Tín tỉnh Hà Đông (cũ). Giáo viên ghi nhận xét cũng là người Hà Tây.
Dưới đây là một số Phiếu học tập thời "ông bà ta" mà anh Đương có được:
Chia sẻ thêm với VietNamNet về trang web Thương mái trường xưa, anh Nguyễn Đương cho rằng mục đích của những người thực hiện đối với thế hệ trẻ hiện tại - những thế hệ học sinh 200X và sắp tới là 201X - để giới thiệu đến các em một cách cụ thể nền giáo dục của các thế hệ cha ông, thế hệ đàn anh, đàn chị.
"Hiện tại, những tư liệu về giáo dục xưa hoặc còn không nhiều, hoặc ít được phổ cập đến với các bạn trẻ. Chúng tôi rất mong khi tìm hiểu qua những tư liệu này, các bạn sẽ học tập được những điều quý báu từ nền giáo dục của các thế hệ đi trước.
Còn đối với những thế hệ học sinh cũ 199X trở về trước, những hình ảnh thời đi học có thể giúp mọi người có những giây phút hoài cổ, ôn lại một thời cắp sách đến trường đầy kỷ niệm, quãng thời gian đẹp nhất trong cuộc đời mỗi con người.
Sách vở học sinh ngày nay khá khác biệt so với trước kia, mọi người cũng có thể xem lại, dạy dỗ con cái, cháu chắt của mình theo những gì mình đã được học. Giáo dục mỗi thời kỳ tuy có nhiều nét khác nhau, nhưng đều có chung một mục đích: Đào tạo ra những người có trình độ văn hóa, góp phần xây dựng xã hội ngày càng phát triển, giàu mạnh, văn minh".
Còn đối với những học giả, trí thức, nhà nghiên cứu giáo dục và xã hội, anh Đương mong rằng những gì nhóm các anh phổ cập lên trang web sẽ là nguồn tư liệu phong phú, để mọi người phát triển những đề tài nghiên cứu có ích cho xã hội.