Sức hút BĐS cửa ngõ phía Đông TP.HCM_soi kèo hoffenheim
Cú hích từ tuyến cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành
Số liệu của các công ty nghiên cứu thị trường công bố gần đây,ứchútBĐScửangõphíaĐôsoi kèo hoffenheim có sự đồng nhất trong giai đoạn 2017 - 2020, giá trị BĐS quanh khu vực phía Đông TP.HCM, Long Thành (Đồng Nai) gia tăng khoảng 200 - 300%. Quá trình hình thành tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây 5 năm trước cho thấy giá trị BĐS dọc theo cao tốc này đã có sự gia tăng vượt bậc.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, câu chuyện giá trị BĐS tăng trưởng nhanh đang được lặp lại ở khu vực phía đông, cửa ngõ vào TP.HCM với tuyến đường cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành.
Cao tốc liên vùng đang tạo đà phát triển cho các đô thị nằm ở khu vực cửa ngõ vào TP.HCM |
Tuyến cao tốc này thuộc Quy hoạch chi tiết đường Hồ Chí Minh, được xác định thuộc mạng lưới hệ thống đường cao tốc trong Quy hoạch mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 1/3/2016.
Cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành được triển khai trong giai đoạn 2021 - 2025, kết nối TP.HCM với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và Tây Nguyên, đáp ứng nhu cầu vận tải của khu vực cửa ngõ TP.HCM.
Theo Báo cáo của CBRE Việt Nam, trong quý II/2021, khó khăn về giấy phép và sự bùng phát của dịch Covid-19 đã làm giảm nguồn cung chào bán căn hộ ở TP.HCM. Nguồn cung quý II/2021 chào bán được ghi nhận là 3.968 căn. Như vậy, với 5.677 căn trong 2 quý đầu năm 2021, tổng nguồn cung chào bán vẫn thấp hơn gần 10% so với cùng kỳ năm ngoái.
Việc nguồn cung khan hiếm đang tạo đà cho khách hàng chuyển dịch ra khỏi vùng lõi trung tâm đô thị TP.HCM nhanh hơn, đổ về khu vực đô thị vệ tinh thông qua các tuyến đường cao tốc, hạ tầng trọng điểm ở cửa ngõ phía đông TP.HCM. Theo các chuyên gia, đây là dòng chảy chủ yếu của thị trường, giá trị BĐS ở những khu vực này sẽ gia tăng nhanh chóng.
‘Lợi thế kép’ khi đầu tư tại trung tâm TP. Dĩ An
Với vị thế là đô thị vệ tinh thuộc vùng đô thị TP.HCM, cụ thể là khu vực gắn liền với tuyến đường cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, khu vực trung tâm TP. Dĩ An đã nhanh chóng trở thành điểm sáng của thị trường BĐS.
Khu vực trung tâm này hiện có tòa tháp Charm Diamond liền kề, ôm sát tuyến đường cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành tại nút giao điểm ĐT.743B, ĐT.743A. Đồng thời nằm ở giữa các khu công nghiệp lớn, tạo ra “lợi thế kép” cho hàng loạt BĐS tại đây.
Charm Diamond (thuộc khu phức hợp Charm City) biểu tượng mới của TP. Dĩ An |
Từ vị trí của Charm Diamond, người dân có thể di chuyển theo trục cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, đến TP.HCM, và các khu vực trung tâm của tỉnh Bình Dương nhanh hơn, giảm được ùn tắc giao thông so với việc di chuyển trên tuyến đường bộ thông thường khác.
Theo nhận định của các chuyên gia, cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành không chỉ tạo được một vòng cung kết nối vùng động lực kinh tế miền Đông, còn rút ngắn thời gian lưu thông giữa các thành phố và hệ thống các khu công nghiệp của Bình Dương. Đồng thời, tuyến cao tốc này còn đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, phát triển cụm công nghiệp, dịch vụ du lịch, các khu đô thị lớn dọc tuyến, giúp bổ sung các mảnh ghép còn lại cho bức tranh BĐS Bình Dương thêm phần hoàn thiện, hiện đại.
Phương Dung