Tiếp tục chương trình làm việc,ôngquaNghịquyếtphêchuẩnCôngướccủaLiênhợpquốtrực tiếp đá banh kèo nhà cái sáng 28-11, các đại biểu Quốc hội làm việc tại Hội trường biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người và Nghị quyết phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật; thảo luận dự án Luật thú y.
Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn. (Ảnh: Nguyễn Dân/TTXVN)
Ngài Martin Chungong, Tổng Thư ký Liên minh nghị viện thế giới (IPU) tham dự cuộc họp Quốc hội sáng nay.
Thống nhất cao việc thông qua hai Nghị quyết phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc
100% đại biểu Quốc hội có mặt tại phiên làm việc sáng nay đã biểu quyết tán thành thông qua Nghị quyết phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người và Nghị quyết phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật.
Nghị quyết phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người nêu rõ: “ Bảo lưu quy định tại Điều 20 và khoản 1 Điều 30 của Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người. Không coi quy định tại khoản 2 Điều 8 Công ước là cơ sở pháp lý trực tiếp để dẫn độ. Việc dẫn độ sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam, trên cơ sở các hiệp định về dẫn độ mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia hoặc nguyên tắc có đi có lại.”
Việt Nam xây dựng, hoàn thiện pháp luật để phù hợp với các quy định của Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người.
Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các cơ quan, tổ chức hữu quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người.
Nghị quyết phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật nêu rõ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cam kết thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về Quyền của người khuyết tật trên tất cả các lĩnh vực. Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các cơ quan, tổ chức hữu quan trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về Quyền của người khuyết tật.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội giám sát việc thực hiện hai Nghị quyết này.
Thời gian còn lại của buổi làm việc sáng nay, các đại biểu Quốc hội cho ý kiến dự án Luật thú y.
Tán thành việc nâng Pháp lệnh Thú y thành Luật Thú y
Qua thảo luận, đa số ý kiến đại biểu Quốc hội tán thành với sự cần thiết nâng Pháp lệnh Thú y lên thành Luật Thú y. Trên cơ sở kế thừa và pháp điển hóa các quy định còn phù hợp của Pháp lệnh Thú y và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan, đồng thời bổ sung những quy định mới đáp ứng yêu cầu thực tiễn, dự thảo luật cần thể chế hóa các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về thú y. Qua đó góp phần phát triển một nền chăn nuôi hàng hóa, bảo đảm an toàn thực phẩm thúc đẩy phát triển thương mại động vật, sản phẩm động vật; đẩy mạnh xã hội hóa trong hoạt động thú y...
Nhiều ý kiến cho rằng dự thảo luật cần thể chế hóa nội dung phòng, chống dịch bệnh động vật là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi tổ chức, cá nhân; đề cao tính chủ động của chủ vật nuôi và địa phương trong việc phòng, chống dịch bệnh động vật; công tác phòng, chống dịch bệnh theo phương châm phòng là chính, chống dịch phải khẩn trương, kịp thời; đảm bảo sử dụng thuốc thú y phải an toàn cho người, an toàn thực phẩm, hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường, bảo vệ hệ sinh thái.
Dự thảo luật cũng cần quy định rõ hơn trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, chính quyền các cấp trong quản lý nhà nước về thú y và tạo thuận lợi cho các đối tượng có hoạt động liên quan đến thú y đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động thú y nhằm giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước và phù hợp hơn với cơ chế kinh tế thị trường...
Nên giao cấp nào công bố dịch bệnh động vật
Về thẩm quyền công bố dịch bệnh động vật trên cạn (Điều 26), qua thảo luận có những quan điểm khác nhau. Một số ý kiến đề nghị chỉ nên phân cấp thẩm quyền công bố dịch bệnh động vật trên cạn tới Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện; ý kiến khác đề nghị giữ như quy định của Pháp lệnh thú y hiện hành là thẩm quyền công bố thuộc Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Các đại biểu Quốc hội đánh giá việc công bố dịch phải kịp thời, chính xác để hạn chế thiệt hại do dịch bệnh gây ra.
Theo báo cáo của Ban soạn thảo thì thực tiễn việc thực thi quy định này đã bộc lộ một số bất cập như: việc công bố dịch có thời điểm chưa thực sự kịp thời, có tình trạng “giấu dịch,” “chậm công bố dịch” làm dịch bệnh lây lan; chưa gắn trách nhiệm chính quyền địa phương với công tác phòng, chống dịch trên địa bàn; việc thông tin về phạm vi vùng có dịch không chính xác đã gây tác động bất lợi cho việc kinh doanh động vật và sản phẩm động vật ở tỉnh/thành phố công bố dịch.
Các đại biểu Trần Văn Minh (Quảng Ninh), Hoàng Thị Tố Nga (Nam Định) đề nghị thẩm quyền công bố thuộc Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Các ý kiến phân tích việc công bố dịch ngoài việc xác lập vùng có dịch, còn phải xác lập vùng bị dịch uy hiếp và vùng đệm.
Trên thực tế các vùng này nhiều khi không nằm trong đơn vị hành chính của một xã thuộc một huyện mà liên quan đến nhiều xã của một huyện, hoặc nhiều xã của nhiều huyện liền kề nhau hoặc nhiều huyện của các tỉnh liền kề nhau.
Theo đại biểu Hoàng Thị Tố Nga việc công bố dịch bệnh trong thú y, đồng thời xác lập vùng có dịch, vùng bị dịch uy hiếp, vùng đệm thường liên quan đến nhiều xã, huyện.
Theo quy định của khoản 5 Điều 26 thì công bố dịch, người có thẩm quyền công bố dịch đồng thời phải thông báo cho ủy ban nhân dân cùng cấp để thông báo vùng bị dịch uy hiếp, vùng đệm trên địa bàn có liên quan.
Đại biểu cho rằng nếu thẩm quyền công bố dịch là xã hay huyện thì sẽ phát sinh thêm những thủ tục hành chính làm cho công tác phòng dịch không kịp thời. Nếu giao cho cấp tỉnh công bố dịch thì việc huy động nguồn lực và tổ chức chỉ đạo chiến dịch sẽ được đồng bộ, thống nhất ở tất cả các địa phương trong tỉnh, công tác chống dịch sẽ đảm bảo nhanh hiệu quả và bền vững hơn- đại biểu khẳng định.
Để khắc phục tình trạng bất cập trong việc công bố dịch như thời gian vừa qua, có ý kiến đề nghị dự thảo Luật cần bổ sung quy định về thời gian phải công bố dịch, việc đăng tải thông tin về dịch bệnh, trách nhiệm của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc ra quyết định công bố dịch để bảo đảm tính chính xác, kịp thời.
Nhấn mạnh điều kiện công bố dịch bệnh cần phải rất rõ ràng về tiêu chí, quy mô bệnh dịch phạm vi thời gian và không gian đại biểu Đỗ Văn Vẻ (Thái Bình) đề nghị cần quy định thẩm quyền này cho ủy ban nhân dân cấp tỉnh; trong trường hợp dịch ở một vùng rộng sẽ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố.
Đại biểu lưu ý qua thực tế cho thấy, trong một xã chỉ có khoảng 1 đến 2 hộ chăn nuôi bị bệnh, khi công bố dịch bệnh, người tiêu dùng cả huyện, tỉnh tẩy chay không dùng các sản phẩm từ gia súc, gia cầm trong một thời gian dài, gây thiệt hại rất lớn cho ngành chăn nuôi. Chính vì vậy việc quy định rõ ràng, cụ thể về nội dung này là rất quan trọng.
Về phạm vi công bố vùng dịch bị uy hiếp khi phát sinh vùng dịch ở nước láng giềng tiếp giáp với biên giới, tại điều 19 Pháp lệnh Thú y quy định rõ trách nhiệm của ủy ban nhân dân cấp tỉnh khi công bố vùng dịch bị uy hiếp trong trường hợp vùng bị dịch uy hiếp tiếp giáp vùng có dịch ở biên giới ở nước láng giềng và phạm vi công bố là 5km tính từ biên giới.
Đại biểu Trần Thị Diệu Thúy (Hồ Chí Minh) đề nghị luật hóa hoặc giao cho Chính phủ hướng dẫn thực hiện nội dung này.
Đảm bảo hoạt động kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật
Về Kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật, đại biểu Hoàng Thị Tố Nga đánh giá dự thảo lần này so với Pháp lệnh Thú y hiện hành đã bỏ các quy định về trạm kiểm dịch đầu mối giao thông.
Đại biểu băn khoăn quy định này vì nếu các trạm kiểm dịch động vật hoạt động tốt, theo đúng chức năng, nhiệm vụ thì sẽ là hàng rào kỹ thuật tạo bước ngăn chặn nguồn động vật mang mầm bệnh. Nhưng nếu các trạm kiểm dịch hoạt động không tốt thì không những không có tác dụng mà còn gây lãng phí nguồn lực cho xã hội và cản trở lưu thông hàng hóa.
Đại biểu Tố Nga phân tích mỗi một trạm kiểm dịch đầu mối giao thông theo quy định phải có bộ máy trực thú y 24 giờ/ngày và phải có địa điểm và nơi trữ động vật chờ kiểm dịch, do vậy chi phí cho bộ máy này tương đối lớn.
Vì vậy, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo cần có báo cáo khách quan, chính xác về hoạt động của các trạm kiểm dịch đầu mối giao thông trên cả nước hiện nay. Nếu các trạm này thực sự phát huy hiệu quả thì đề nghị Ban soạn thảo bổ sung quy định về trạm kiểm dịch đầu mối giao thông vào dự thảo luật.
Đại biểu Trần Thị Diệu Thúy nêu Điều 40, Điều 55 của dự thảo quy định chỉ thực hiện kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật khi vận chuyển ra khỏi tỉnh và bãi bỏ việc kiểm dịch động vật sản phẩm động vật vận chuyển trong tỉnh là không phù hợp với thực tế hoạt động chăn nuôi giết, mổ, vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm động vật hiện nay.
Theo đánh giá của đại biểu nếu bỏ việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trong tỉnh, thì việc kiểm tra, kiểm soát nguồn gốc nguyên liệu dùng chế biển thực phẩm tại các cơ sở sẽ không thực hiện được.
Mặc dù quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật đã có từ năm 1993 nhưng đến nay chỉ có Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ thực hiện được. Đại biểu khẳng định nhờ thực hiện tốt quy định này mà thành phố Hồ Chí Minh đã cơ bản kiểm soát được nguồn gốc động vật, sản phẩm động vật giết mổ lưu thông trên địa bàn, thực hiện tốt công tác kiểm dịch từ gốc.
Các ý kiến của đại biểu Quốc hội cũng đóng góp cụ thể về các nội dung: trách nhiệm quản lý nhà nước về thú y; kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; giết mổ động vật, sơ chế, chế biến sản phẩm động vật, kiểm tra vệ sinh thú y...
Chiều nay, các đại biểu Quốc hội họp phiên bế mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII.
Theo VIETNAM+