发布时间:2025-01-12 23:08:52 来源:Fabet 作者:Cúp C2
Ngày tàn của BlackBerry đã đến,ấuchấmhếtchomộthuyềnthoạiThịphầnsmartphoneBlackBerrychỉcòtỷ số bỉ khi mà số lượng thiết bị chạy hệ điều hành của họ trong Q4/2016 xuống dưới cả 0,0% tổng số smartphone bán ra.
Đây chính là thời điểm mà gã khổng lồ một thời gục ngã: Thị phần smartphone của BlackBerry đã xuống tới mức 0,0%.
Trong Q4/2016, đã có 431 triệu chiếc điện thoại được bán ra, theo một báo cáo do công ty nghiên cứu thị trường Gartner thực hiện được công bố vào thứ tư vừa qua – và trong số đó, chỉ có 207.900 thiết bị mang nhãn mác “Dâu Đen” chạy hệ điều hành BlackBerry OS mà thôi.
Điều này khiến công ty sản xuất smartphone xứ Canada chỉ chiếm số thị phần nhỏ hơn 0,05% (Con số chính xác là 0,0482%.) và bị "làm tròn" thành 0%.
Trong khi đó, có tới 352,7 triệu các “chú dế” chạy hệ điều hành của Google là Android được bán ra trong Q4/2016 – chiếm 81,7% toàn bộ thị trường, theo tính toán của Gartner. Đứng vị trí thứ hai, không “ai” khác, chính là iOS của Apple với 77 thiết bị được bán ra trong Quý cuối cùng của năm ngoái, chiếm 17,9%.
BlackBerry còn bán những mẫu điện thoại chạy Android, như mẫu DTEK60 hay Priv, dẫu vậy chúng không được tính vào con số 207.900 của họ. Tuy nhiên dữ liệu mà Gartner thu nhận được đã khẳng định một điều mà chúng ta hằng suy đoán: Hệ sinh thái với độ bảo mật cực cao của Blackberry đã chính thức “chết yểu”.
Trong khi đó, Google tiếp tục “thống trị” bảng xếp hạng này, bởi họ phát hành Android miễn phí cho các nhà sản xuất smartphone, khiến nó trở thành lựa chọn số 1 dành cho các điện thoại ở nước đang phát triển như Ấn Độ hay Trung Quốc. Apple thì lại không như vậy, vẫn đóng mã nguồn của iOS và giữ giá thành cao – giới hạn độ phổ biến của nó nhưng lại tối ưu hóa lợi nhuận mà nó mang lại.
Ở thời kỳ “hoàng kim” – trước khi smartphone ra đời, Blackberry là cái tên mà các nguyên thủ quốc gia hay người nắm giữ thông tin quan trọng tìm đến, và thậm chí từng được đặt tên là “Crackberry” bởi hệ thống bảo mật “không thể xuyên thủng” của nó. Với bàn phím QWERTY đầy đủ tiện nghi, khả năng soạn thảo văn bản, email hay nhắn tin của điện thoại “Dâu Đen” khó có hãng nào sánh bằng.
Thế nhưng, họ lại bị “choáng ngợp” bởi sự ra mắt của iPhone, và “những thầy phù thủy xứ Cupertino” đã cướp đi ngôi vương của họ. Như mọi vị vua mất ngai, doanh số bán ra của họ càng ngày càng giảm kể từ khi ấy.
Vào tháng 9/2016, BlackBerry thông báo rằng họ chính thức sẽ dừng sản xuất phần cứng điện thoại, thay vào đó là dựa vào các đối tác đến từ công ty bên thứ ba để “trình làng” thương hiệu BlackBerry trong tương lai. Lần đầu họ tung ra một chiếc smartphone Android là vào tháng 10.2015.
Hồi Quý 3 năm 2016, hệ điều hành BlackBerry OS vẫn còn “thoi thóp” sống, với 377.800 thiết bị được bán ra và chiếm 0,1% tổng số máy.
Kể cả khi thêm tổng số lượng điện thoại chạy Android của huyền thoại một thời này, con số cũng không khá khẩm hơn là bao. Năm ngoái, CEO John Chen nói rằng họ chỉ bán được tất cả 400.000 máy trong Quý 2/2016.
BlackBerry không hề tung ra smartphone nào chạy BB10, hệ điều hành điện thoại của mình, trong năm 2016 – tuy nhiên “ông hoàng trong quá khứ” này vẫn khẳng định đứa con tinh thần của mình vẫn sẽ tiếp tục sống.
“BB10 đã tạo dựng được một cộng đồng người dùng tương đối lớn mạnh trên toàn thế giới, cụ thể là các tập đoàn cũng như chính phủ, không chỉ vậy mà nó được thiết kế để hướng tới một nhóm đối tượng nhất định,” Giám đốc quản lý doanh thu toàn cầu Alex Thurber chia sẻ với tạp chí tài chính Financial Post vào tháng 1/2017. “Tôi muốn đảm bảo với các khách hàng và người dùng của mình rằng, đừng quá lo lắng về việc chúng tôi sẽ dừng hỗ trợ và đầu tư phát triển vào BB10, bởi chúng tôi chắc chắn vẫn sẽ làm.”
TheoTrí thức trẻ
相关文章
随便看看