Thực hiện lời dạy của Bác Hồ,ămlonângcaochấtlượngđờisốngngườicócôligue pháp trong suốt 76 năm qua, Ðảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn quan tâm, chăm lo, thực hiện tốt công tác "Ðền ơn đáp nghĩa" đối với người có công với cách mạng và thân nhân. Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng chụp ảnh lưu niệm cùng Đoàn đại biểu người có công tỉnh Vĩnh Long. Hệ thống chính sách, pháp luật ưu đãi người có công không ngừng hoàn thiện và ngày càng tốt hơn. Chính sách ưu đãi người có công đầu tiên là Sắc lệnh số 20/SL ngày 16/2/1947 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành quy định về hưu bổng thương tật, tiền tuất cho thân nhân tử sĩ. Từ năm 1947 đến nay, đã có hàng trăm văn bản được ban hành về thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng. Từ năm 1986, cùng với công cuộc đổi mới đất nước, hệ thống chính sách, pháp luật nước ta đã có những thay đổi quan trọng để phù hợp tình hình kinh tế-xã hội. Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành ban hành nhiều văn bản luật, văn bản quy phạm pháp luật ưu đãi người có công; trong đó, Pháp lệnh Ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng được ban hành năm 1994 (Pháp lệnh Ưu đãi năm 1994) và Pháp lệnh Quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước "Bà mẹ Việt Nam Anh hùng" năm 1994, là hai văn bản pháp luật quan trọng nhất, nhằm thể chế hóa Hiến pháp năm 1992, đánh dấu sự tiến bộ trong hệ thống chính sách ưu đãi xã hội đối với người có công. Sau 10 năm đi vào cuộc sống, Pháp lệnh Ưu đãi năm 1994 được rà soát, tham mưu, đề xuất sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế. Ngày 9/12/2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng (Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14) có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2021. Ðến nay, Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng và các văn bản hướng dẫn đã kịp thời thể chế hóa quan điểm, chủ trương, đường lối của Ðảng về ưu đãi người có công với cách mạng qua các thời kỳ. Ðặc biệt, Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 14-CT/TW ngày 19/7/2017 chỉ đạo tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác người có công với cách mạng; đồng thời tiếp tục chuẩn hóa các điều kiện, tiêu chuẩn xem xét công nhận người có công với cách mạng theo đúng nguyên tắc chặt chẽ, thật sự xứng đáng, tôn vinh đúng đối tượng. Ngay trong dịp tháng 7 truyền thống lịch sử này, Chính phủ ban hành Nghị định số 55/NÐ-CP ngày 21/7/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2021/NÐ-CP quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng. Theo đó, mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng được nâng từ 1.624.000 đồng lên 2.055.000 đồng (tăng 26,5%) và được thực hiện từ ngày 1/7/2023, với ngân sách bảo đảm khoảng 33 nghìn tỷ đồng. Trước đó, Chủ tịch nước đã ký Quyết định số 715/QÐ-CTN ngày 19/6/2023 về việc tặng quà gần 1,4 triệu người có công với cách mạng, thân nhân của người có công với cách mạng. Thủ tướng Chính phủ đã xem xét phê duyệt quy hoạch mạng lưới các cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 để hình thành một hệ thống cơ sở có đủ quy mô, năng lực đáp ứng yêu cầu nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công; bảo đảm người có công được tiếp cận, thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc toàn diện cả về thể chất và tinh thần. Với sự quan tâm, chăm lo của toàn Ðảng, toàn dân, đời sống của người có công và gia đình người có công với cách mạng không ngừng được nâng lên. Ðến nay, 99% hộ người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của người dân nơi cư trú; 99% xã, phường làm tốt công tác thương binh, liệt sĩ. Giai đoạn 2012-2022, cả nước đã dành hơn 357 nghìn tỷ đồng để thực hiện chế độ đối với người có công với cách mạng và thân nhân, gia đình người có công. Cả nước đã vận động được hơn 13 nghìn tỷ đồng để hỗ trợ hộ gia đình người có công xây dựng mới hơn 84 nghìn căn nhà và sửa chữa hơn 69 nghìn căn nhà tình nghĩa; trao gần 126 nghìn sổ tiết kiệm tặng gia đình chính sách với hơn 1.000 tỷ đồng và hỗ trợ một số trường hợp đặc biệt khó khăn; 2.988 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng còn sống được các tổ chức nhận chăm sóc, phụng dưỡng suốt đời... Các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, phong trào "Toàn dẫn chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng", các quỹ "Ðền ơn đáp nghĩa", "Nghĩa tình đồng đội" ngày càng phát triển sâu rộng, được xã hội đồng tình, hưởng ứng, trở thành nét đẹp truyền thống của dân tộc. Việc xây dựng, nâng cấp, tu bổ mộ liệt sĩ, nghĩa trang liệt sĩ, công trình ghi công liệt sĩ được quan tâm đầu tư; công tác tìm kiếm, quy tập, xác định danh tính hài cốt liệt sĩ... được triển khai tích cực, có hiệu quả là minh chứng thuyết phục giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ về lịch sử đấu tranh hào hùng của dân tộc. Thực hiện chủ trương của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đẩy mạnh hơn nữa công tác chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng, không chỉ là trách nhiệm, nghĩa vụ mà còn là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Ðể thực hiện tốt mục tiêu này, thời gian tới cả hệ thống chính trị, người dân cần tiếp tục tập trung thực hiện hiệu quả Nghị quyết Ðại hội XIII của Ðảng, Chỉ thị của Ban Bí thư về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác người có công với cách mạng, Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng. Tiếp tục rà soát, nghiên cứu, hoàn thiện và thực hiện tốt hơn nữa chính sách, pháp luật đối với người có công kịp thời, hiệu quả, bảo đảm người có công và gia đình có mức sống từ trung bình khá trở lên trong địa bàn cư trú, với tinh thần không có người có công nào không được hưởng chính sách ưu đãi của Ðảng, Nhà nước ta. Các cấp chính quyền cơ sở cần tạo điều kiện thuận lợi, nghiên cứu ban hành các cơ chế, biện pháp hỗ trợ cụ thể, thiết thực, hiệu quả; phát huy vị trí, vai trò của người có công, thương binh, bệnh binh và gia đình trong phát triển sản xuất, kinh doanh, kinh tế hộ gia đình, đóng góp ngày càng nhiều cho cộng đồng và xã hội, đất nước. Theo NDO |