Zing.vn lược dịch từ bài viết của tác giả Zoe Marning trên Android Central. Không biết bạn nghĩ thế nào,ôimệtmỏikhinghĩvềnhữngchiếcsmartphonenghìnđôkết quả mumbai city nhưng với tôi bỏ ra hàng nghìn USD để mua smartphone thật sự mệt mỏi. Mức giá này dường như trở thành chuẩn mực cho smartphone gần đây. Năm 2017, Apple là hãng đầu tiên thiết lập ngưỡng giá này với iPhone X. Mỗi năm, người dùng luôn trông đợi thế hệ tiếp theo của iPhone và biến việc sử dụng smartphone thành một cuộc chạy đua công nghệ. | Samsung Galaxy S20, S20+, S20 Ultra. Ảnh: CNET |
Không đâu xa, hãy xem giá dòng Galaxy S20 mới nhất của Samsung. Với mẫu S20 cơ bản, người dùng phải chi tối thiểu 1.000 USD, S20 Plus đội lên 1.200 USD, còn S20 Ultra - phiên bản cao cấp nhất - cũng kèm mức giá "cao cấp" 1.400 USD. Pixel 4 XL năm ngoái cũng có giá bán lẻ 999 USD cho bản 128 GB. | Pixel 4 và Galaxy S10 | plus. Ảnh: Android CentralTôi đã quen với việc nhìn thấy giá cả điện thoại tăng chóng mặt vì mỗi ngày đều phải viết về chúng. Nhưng tôi không khỏi “khó chịu” với mức giá mà các hãng điện thoại đặt ra cho người dùng. Smartphone là công cụ tiện ích gần như không thể thiếu trong cuộc sống. Mua điện thoại là một khoản đầu tư cần thiết. Nhưng với tình hình giá cả tăng đến báo động trong nhiều năm trở lại đây, chúng ta buộc phải cân nhắc lại. Pixel 3a - “cú tát” vào những chiếc flagship đắt tiềnNhìn lại năm qua, chiếc điện thoại ấn tượng nhất đối với tôi phải kể đến Pixel 3a. Ý tưởng của nó là mang đến cho người dùng trải nghiệm cơ bản tương tự như chiếc Pixel 3 cao cấp mà giá thành lại rẻ hơn nhiều. Máy có thiết kế khá tương đồng với người anh em Pixel 3 và được tinh giản các chi tiết về phần cứng, thân máy để hạn chế chi phí. Chúng tôi đánh giá đây là chiếc smartphone Android đáng tiền nhất năm 2019. | Google Pixel 3a XL. Ảnh: Android Central |
Ở phân khúc tầm trung của Android, dù không thể đòi hỏi nhiều nhưng Pixel 3 thực sự có cảm giác khác biệt. Nó trang bị hệ thống camera tốt nhất trong tầm giá, hệ điều hành với các bản cập nhật ổn định và hiệu năng tốt. Đây là những yêu cầu cốt lõi của bất kỳ chiếc smartphone nào và Pixel 3a đã đáp ứng đủ tiêu chí với một mức giá dễ tiếp cận ví tiền của nhiều người dùng. Theo thông tin mới nhất mà chúng tôi có, Pixel 4a sẽ có bộ vi xử lý Snapdragon 700-series, camera sau 12,2 MP với khả năng xử lý hình ảnh đỉnh cao của Google, viền mỏng và jack cắm tai nghe 3,5 mm. Nói cách khác, đây là một phiên bản mới của Pixel 3a cập nhật cho tiêu chuẩn 2020. Vâng, thực tình thì đó là tất cả những gì tôi cần cho một chiếc điện thoại. | Pixel 4 và Pixel 3a. Ảnh: Android Central |
Điện thoại nghìn đô - chuẩn mực kém tối ưuPixel 3a làm tròn bổn phận của một chiếc smartphone phổ biến với NFC cho Google Pay, cảm biến vân tay hay “triệu tập” Google Assistant bằng việc bóp nhẹ hai bên viền qua tính năng Active Edge. Tất cả với không quá nhiều chi phí. Pixel 3a chỉ đơn thuần là một chiếc điện thoại đúng nghĩa. Máy chạy các ứng dụng cần thiết, cho những bức ảnh được xử lý hoàn hảo và người dùng không cần phải chờ đợi cập nhật phần mềm. Thành thật mà nói thì Galaxy S20 cũng có nhiều ưu điểm để nó xứng đáng có giá đắt hơn Pixel 3a tận 600 USD. Dòng điện thoại của Samsung có nhiều camera hơn, sạc không dây và bộ xử lý cao cấp. Nhưng thực tình nhiều người sẽ cho rằng những tính năng này không cần thiết. Giá điện thoại ngày một tăng rõ rệt qua thời gian. Đồng tiền thì giảm giá trị mà tỷ suất cải tiến công nghệ lại chỉ tăng rất ít. Chỉ hai năm trước, chiếc Galaxy S9 mới ra mắt được bán với giá 720 USD. So với S20 năm nay, Samsung đã tăng thêm 280 USD cho một mẫu điện thoại mới. Vì tính chất công việc nên tôi có nhiều trải nghiệm với đa dạng các loại smartphone khác nhau. Nhưng khi bàn đến công nghệ di động, tôi vẫn ưu tiên yếu tố ngân sách và giá bán. Nếu không phải làm ở vị trí này, chắc chắn tôi sẽ vui vẻ bỏ qua dòng Galaxy S20 mà mua Pixel 3a để dùng. Tôi cảm thấy vui vì những phát triển mới ưu việt hơn trên các thiết bị điện thoại cao cấp trong những năm gần đây. Nhưng ngược lại, tôi vẫn phải phàn nàn về việc giá cả leo thang với những mẫu điện thoại này. Tôi không phải fan hâm mộ của hãng nào, và tôi cá là nhiều bạn cũng sẽ có suy nghĩ tương tự như tôi. |