Công nghệ 3D đã biến mất?ôngnghệTVđãcómộtnămtẻnhạbd du doan hom nay
Năm 2016, người ta đã không còn nhắc đến TV 3D nữa. Thực tế thì, năm 2015, người ta đã dự báo về sự “ra đi” của công nghệ 3D. Nhưng sang đến năm 2016, những chiếc TV công nghệ 3D mới thực sự chìm vào quên lãng. Từ vị thế là một công nghệ được nhắc đến ở những dòng TV cao cấp và có mặt trên tất cả các kệ hàng khoảng 3 năm về trước, 3D giờ chỉ còn là tính năng phụ được trang bị trên một số dòng TV.
Điều này được lý giải rằng công nghệ 3D còn nhiều bất tiện. Thêm đó, những chiếc TV 3D có màn hình lớn, độ nét cao cũng rất đắt đỏ. Điều này đã khiến công nghệ 3D giờ chỉ còn là tính năng trang bị trên một số dòng TV, chẳng hạn như chiếc TV OLED E6 của LG.
Chuẩn TV 4K đang dần thay đổi?
TV 4K đã trở nên phổ biến, nhưng những chiếc TV 4K hiện tại đã khác rất nhiều so với những chiếc TV ra mắt cách đây vài năm,
Nhiều phân tích cho rằng, những chiếc TV 4K đời đầu (được sản xuất năm 2013 hay đầu năm 2014) có thể sẽ không tương thích với những chương trình 4K trong tương lai, đặc biệt là các chương trình thể thao bởi nó chỉ đáp ứng đến 25 khung hình/giây (25fps). Trong khi các chương trình 4K mới có tốc độ khung hình cao hơn rất nhiều, thậm chí có thể lên đến 100fps. Tốc độ khung hình tăng lên đòi hỏi một chiếc TV sử dụng công nghệ mới với phần cứng nhanh hơn chứ không đơn giản là được cập nhật về phần mềm.
Tuy nhiên, người dùng cũng không có gì phải lo lắng bởi chuẩn khung hình 25 fps vẫn là chuấn của hầu hết các bộ phim hiện tại. Thêm đó, các nhà sản xuất cũng đưa ra giải pháp là cập nhật phần mềm hay các thiết bị nâng cấp 4K. Chẳng hạn như Samsung đã sản xuất ra TV box giúp nâng những chiếc TV UHD. Thiết bị này đóng vai trò như một phần cứng nâng cấp hoàn chỉnh với bộ vi xử lý quad-core và kết nối HDMI 2.0, chuẩn kết nối mới dành cho những chiếc TV 4K.
TV HDR chính thức chiếm lĩnh thị trường
TV HDR (High Dynamic Range (tạm dịch: dải tương phản động mở rộng) chính thức chiếm lĩnh thị trường trong năm 2016 khi trrở thành tính năng được trang bị ở hầu hết các dòng TV cao cấp mới.
Công nghệ HDR được tích hợp trên TV 4K hiện nay giúp TV cải thiện rõ rệt về hình ảnh: màu sắc rực rỡ hơn, mảng màu đen sâu hơn và hiển thị chi tiết hơn. Phần lớn các TV hiện nay có độ sáng màn hình từ 100- 400 nits (đơn vị đo độ sáng). Thế nhưng, nếu được tích hợp HDR, TV có thể đạt độ sáng 1.000 nits, thậm chí, trong thử nghiệm có thể lên đến 4000 nits. Việc gia tăng độ sáng màn hình nền có thể mang đến sự khác biệt rõ rệt giữa những TV 4K thông thường với TV 4K có HDR.
Samsung, LG, Sony, 3 nhà sản xuất TV lớn nhất tiếp tục là những cái tên lăng-xê công nghệ này nhiều nhất khi bán ra thị trường những chiếc TV 4K tích hợp HDR dù mỗi thương hiệu đều phát triển trên nền tảng công nghệ màn hình riêng.