Cô bé 11 tuổi mắc chứng tự kỷ Adhara Pérez Sánchez có chỉ số IQ cao hơn Albert Einstein đã hoàn thành bằng Thạc sĩ sau khi trải qua một tuổi thơ không phẳng lặng. Năm 2019,ệntrạngbấtngờcủabégáicóchỉsốIQcaohơnEinsteintuổihọcthạcsĩkèo nhà cái 5.top vào năm 8 tuổi, Adhara nằm trong danh sách 100 người phụ nữ quyền lực nhất Mexico do tạp chí Forbes Mexico bình chọn. Tuổi thơ bị bạn bè bắt nạt, giáo viên phớt lờ Cô bé thần đồng Adhara sinh năm 2011 trong một gia đình bình thường ở khu dân cư thu nhập thấp tại thủ đô Mexico City (Mexico). Năm 3 tuổi, Adhara được chẩn đoán mắc chứng khuyết tật phát triển sau khi khả năng nói của cô bé bị suy giảm đáng kể. Adhara vẫn hồn nhiên không nhận ra sự khác biệt của bản thân, và chỉ khi đến tuổi đi học, cơn ác mộng mới thực sự bắt đầu. Mẹ của Adhara, Nallely Sanchez, tiết lộ con gái đã phải chuyển trường 3 lần và đã phải vượt qua rất nhiều khắc nghiệt trong cuộc sống học đường. Khi đi học, Adhara thường xuyên bị bắt nạt và chế giễu là "kẻ kỳ quái", "đồ lập dị". "Một hôm Pérez đang chơi trong căn nhà mô hình thì các bạn khóa cửa, nhốt con ở trong và đánh ầm ầm vào căn nhà đó. Tôi không muốn con gái phải chịu đựng tổn thương như vậy", bà Nallely nhớ lại. "Các giáo viên không mấy thông cảm, họ luôn nói với tôi rằng ước gì Adhara có thể hoàn thành các bài tập. Con cảm nhận được và bắt đầu tự xa lánh bản thân, không muốn chơi với các bạn cùng lớp". Bà cũng tiết lộ Adhara rất chán nản vì mọi người không đồng cảm. Bất chấp khó khăn, Adhara đã hoàn thành chương trình tiểu học năm 5 tuổi, chương trình cấp hai năm 6 tuổi và kết thúc chương trình cấp ba năm 8 tuổi, theo The People. Tuy nhiên, vô tình hay hữu ý, giáo viên tại trường đã không phát hiện ra tài năng của cô bé. Theo lời khuyên của bác sĩ, gia đình Adhara đã gửi con gái đến trung tâm phát triển tài năng giành cho học sinh đặc biệt. Năm 11 tuổi, sau khi làm bài kiểm tra IQ tại trường, cô bé Mexico đã đạt được số điểm ấn tượng 162 - cao hơn cả chỉ số của nhà bác học vật lý vĩ đại Albert Einstein và nhà vật lý, vũ trụ học nổi tiếng Stephen Hawking. Bà Nallely nói rằng thành tích của con gái ngày nay đã gửi một thông điệp mạnh mẽ tới các giáo viên trong lớp- những người đã buông tay và bỏ rơi cô bé trong những thời khắc khó khăn nhất. Kể từ thời điểm này, cuộc đời của Adhara đã có những thay đổi lớn. Cô bé nhận được sự giáo dục phù hợp với trình độ, không còn bị coi là “khác người”. Ước mơ ‘hái sao’ trên trời Cô bé lấy bằng cử nhân ngành Kỹ thuật hệ thống của Đại học CNCI (Mexico) và vừa hoàn thành chương trình thạc sĩ Toán học tại Đại học Công nghệ Mexico. Đáng kinh ngạc, đây là thành tích của một cô bé mới chỉ 11 tuổi. Bên cạnh thời gian học tập, Adhara cũng viết cuốn sách về trải nghiệm của bản thân mang tên “Don’t give up” (Đừng bỏ cuộc). Cô bé cũng nghiên cứu phát triển vòng tay thông minh có khả năng theo dõi cảm xúc của trẻ em, dự đoán, ngăn chặn động kinh và một số căn bệnh khác. Chia sẻ về dự định tương lai, Adhara ước mơ đến Mỹ để tham dự kỳ thi tuyển sinh vào Đại học Arizona, ngôi trường mơ ước với chuyên ngành Vật lý Thiên văn. Thiên tài nhí hy vọng sẽ trở thành phi hành gia trong tương lai. Điểm trùng hợp là tên của Adhara là Arc 7, có nghĩa là ngôi sao sáng thứ hai trong chòm sao Canis Major (chòm sao Đại Khuyển là một trong 48 chòm sao cổ điển của Ptolemy và là một trong 88 chòm sao hiện đại). Cô bé nói: “Em muốn đi vào vũ trụ và đặt chân xuống sao Hỏa. Nếu bạn không thích nơi mình đang ở, hãy tưởng tượng xem bạn muốn ở đâu. Em thấy bản thân mình ở Cơ quan Hàng không và Vũ trụ (NASA) nên rất đáng để cố gắng". Tạp chí Pháp Marie Clarie đưa tin cô bé Mexico hiện đang quảng bá hoạt động khám phá không gian và toán học cho các sinh viên trẻ của Cơ quan Vũ trụ Mexico. Adhara hiện đang trên đà đạt được một cột mốc quan trọng. Cô bé đang ở giai đoạn cuối cùng để hoàn thành bài kiểm tra G- một loạt bài kiểm tra nghiêm ngặt mở đường cho cô bé gia nhập hàng ngũ NASA với tư cách là một nhà khoa học trẻ. Nếu thành công, Adhara sẽ khắc tên mình vào lịch sử, trở thành người tự kỷ đầu tiên bay vào vũ trụ- một thành tích vượt qua mọi rào cản và phá vỡ định kiến. Câu chuyện cổ tích vẫn đang được Adhara Pérez Sánchez tiếp tục viết, nó chứng minh rằng tuổi tác không phải là rào cản đối với thành tích và tâm trí con người hoàn toàn khả năng thực hiện những kỳ công phi thường. Nó cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc công nhận và nuôi dưỡng tài năng, đảm bảo rằng mọi đứa trẻ có cơ hội phát huy hết tiềm năng của mình. Sự quyết tâm và niềm tin vững chắc chắc chắn sẽ giúp cô bé Mexico đạt được ước mơ “hái sao” trên trời của mình. Tử Huy