当前位置:首页 >Ngoại Hạng Anh >Mạo danh nhân viên và làm giả ‘cam kết dấu đỏ’ của VTV để lừa đảo người dùng_trực tiếp bongda

Mạo danh nhân viên và làm giả ‘cam kết dấu đỏ’ của VTV để lừa đảo người dùng_trực tiếp bongda

2025-01-25 14:33:23 [Thể thao] 来源:Fabet

'Nở rộ' hình thức lừa đảo mạo danh VTV

Trong nội dung cảnh báo vừa phát ra trên cổng không gian mạng quốc gia,ạodanhnhânviênvàlàmgiảcamkếtdấuđỏcủaVTVđểlừađảongườidùtrực tiếp bongda Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia – NCSC thuộc Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) cho biết, thời gian gần đây, đơn vị này ghi nhận sự gia tăng số lượng nạn nhân bị chiếm đoạt tài sản, sập bẫy của các đối tượng lừa đảo, mạo danh Đài truyền hình Việt Nam – VTV để lập fanpage tổ chức các cuộc thi, chương trình dưới danh nghĩa của cơ quan truyền thông này.

Trên thực tế, VTV đã nhiều lần cảnh báo tình trạng các đối tượng lừa đảo, giả mạo từ các trang Facebook, Zalo, Telegram giới thiệu về cuộc thi như ‘Táo Quân nhí’, ‘Duyên dáng áo dài’, ‘Chiến sĩ nhí’, ‘Học kỳ quân đội’, ‘Destination Runway fashion week 2024’ có sử dụng logo VTV.

lua dao mao danh 1 000.jpg
 Trung tuần tháng 12 năm ngoái Cục An toàn thông tin từng có cảnh báo về hình thức lừa đảo mạo danh VTV để lừa chiếm đoạt tài sản người dân qua chương trình lễ hội áo dài. Ảnh: NCSC

Theo tổng hợp của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia, đã có người chuyển 100 triệu đồng cho chương trình ‘Táo quân phiên bản nhí’, thậm chí có người tài trợ 1 tỷ đồng cho cuộc thi ‘Duyên dáng áo dài’ bởi họ tin đây là những cuộc thi do VTV tổ chức. Để củng cố niềm tin với các nạn nhân, không chỉ mạo danh MC, biên tập viên của VTV, các đối tượng lừa đảo còn làm giả bản cam kết của VTV có dấu đỏ mạo danh Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc Trung tâm truyền hình Việt Nam.

Trước tình trạng ‘nở rộ’ hình thức lừa đảo mạo danh VTV, chuyên gia Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia, Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT khuyến cáo người dân nâng cao cảnh giác. Khi nhận được thông tin giới thiệu về các cuộc thi, chương trình, trại hè từ các trang mạng xã hội, người dân cần điện thoại liên hệ, gặp trực tiếp để yêu cầu cơ quan, tổ chức cung cấp giấy tờ tài liệu chứng minh họ là tổ chức hợp pháp và được phép tổ chức các sự kiện.

Người dân tuyệt đối không làm theo hướng dẫn chuyển tiền cho bất cứ ai và bất cứ lý do gì nếu chưa xác định chính xác danh tính người nhận tiền. Trường hợp đã bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản, người dân cần báo ngay cho cơ quan công an gần nhất để được tiếp nhận và hướng dẫn giải quyết.

Phát hiện thêm 71 website giả mạo để lừa đảo người dùng

Thời gian qua, người dùng Internet Việt Nam thường xuyên phải đối mặt với vấn nạn lừa đảo trực tuyến. Chỉ riêng trong năm ngoái, hệ thống cảnh báo do Cục An toàn thông tin vận hành, đã nhận gần 17.400 phản ánh về của người dân về các trường hợp lừa đảo trực tuyến.

Các hình thức lừa đảo trên không gian mạng Việt Nam cũng liên tục gia tăng trong thời gian vừa qua. Theo thống kê của Cục An toàn thông tin, có khoảng 26 hình thức lừa đảo trực tuyến đang diễn ra thường xuyên tại Việt Nam, nhằm chủ yếu vào các đối tượng người lao động thu nhập thấp, người cao tuổi, phụ huynh, sinh viên… Mạng xã hội là kênh được các đối tượng lừa đảo sử dụng nhiều hơn cả để tiếp cận các nạn nhân, sau đó mới đến các kênh khác như mạng viễn thông, thư điện tử và trực tiếp.

lua dao mao danh 1 1.jpg
Mạng xã hội là kênh chủ yếu được các đối tượng lừa đảo tiếp cận các nạn nhân, theo thống kê của NCSC.

Trong báo cáo về tình hình an toàn thông tin tháng 5/2024 vừa được Cục An toàn thông tin phát hành ngày 11/6, cơ quan này cho biết, trong tháng vừa qua, hệ thống của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia đã phát hiện 71 website giả mạo thương hiệu với mục đích lừa đảo được phát tán trên không gian mạng.

Lũy kế đến nay, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia đã ghi nhận 124.775 địa chỉ website giả mạo cơ quan, tổ chức. Các đối tượng sử dụng những website giả mạo này để lừa đảo, gây thiệt hại cho người dân trên không gian mạng, đồng thời gây thiệt hại nghiêm trọng đến uy tín, thương hiệu của chính cơ quan, tổ chức bị giả mạo. Mục tiêu hướng đến của các đối tượng là lừa đảo người dân thông qua giả mạo các website của cơ quan chức năng, các tổ chức tài chính - ngân hàng, sàn thương mại điện tử, công ty lớn...

Cục An toàn thông tin khuyến nghị các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp cần chủ động rà quét, phát hiện sớm các website lừa đảo giả mạo đơn vị mình, cảnh báo sớm đến người dùng của tổ chức. Mục đích để ngăn chặn các hoạt động lừa đảo, đảm bảo an toàn thông tin cho người dùng cũng như bảo vệ chính thương hiệu của tổ chức.

Đối với người dùng cá nhân, trao đổi với phóng viên VietNamNet, các chuyên gia an toàn thông tin đều đặc biệt nhấn mạnh việc người dùng cần nâng cao nhận thức, tự trang bị biến thức về an toàn thông tin mạng nói chung, bao gồm cả kiến thức giúp phòng chống lừa đảo trực tuyến. “Người dùng cần được giáo dục về các mối đe dọa an toàn, an ninh mạng và cách tự bảo vệ bản thân khỏi lừa đảo trực tuyến. Việc nắm bắt các hình thức, kỹ thuật tấn công phổ biến sẽ giúp người dùng nhận biết và tránh các mối nguy hiểm”, chuyên gia Công ty VSEC chia sẻ.

Telegram phủ nhận trách nhiệm khi nền tảng bị lạm dụng

Telegram phủ nhận trách nhiệm khi nền tảng bị lạm dụng

Trong thông điệp truyền thông đầu tiên sau khi CEO Pavel Durov bị bắt tại Pháp, Telegram cho biết, việc chủ sở hữu mạng xã hội phải chịu trách nhiệm khi nền tảng bị lạm dụng là điều “vô lý”.

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

    推荐文章
    热点阅读