Hợp tác mới giữa Đại học RMIT và Học viện AWS (Amazon Web Services) nhằm đón đầu nhu cầu về kỹ năng điện toán đám mây có khả năng sẽ tăng mạnh trong thời gian tới.
Đại học RMIT và Học viện AWS sẽ giảng dạy 4 môn học về điện toán đám mây tại các cơ sở của RMIT tại Úc và Việt Nam. |
Đại diện trường Đại học RMIT cho hay,àAmazonhợptácđàotạovềcôngnghệđiệntoánđámmâtỷ số montenegro công nghệ đám mây đang tiếp tục thay đổi toàn diện các tổ chức trên khắp thế giới, kéo theo nhu cầu tuyển dụng nhân sự với kỹ năng phù hợp càng tăng cao.
Theo nền tảng đào tạo LinkedIn Learning, điện toán đám mây là kỹ năng cứng được săn đón thứ hai trong năm 2020, sau công nghệ chuỗi khối (blockchain). Đặc biệt, báo cáo của Research and Markets cho thấy, quy mô thị trường dịch vụ điện toán đám mây ở Việt Nam được dự báo tăng trưởng từ 165 triệu USD năm 2018 lên 291 triệu USD vào năm 2024.
Theo kế hoạch của Đại học RMIT, 4 môn học mới về điện toán đâm mây trong chương trình Cử nhân CNTT của nhà trường dự kiến sẽ ra mắt ở cơ sở Nam Sài Gòn RMIT từ học kỳ 2 năm 2021 (bắt đầu vào cuối tháng 6/2021) và được đưa vào giảng dạy trong chương trình Cử nhân CNTT ở cơ sở Hà Nội từ học kỳ kế tiếp.
Giáo sư Julia Gaimster, Trưởng khoa Khoa học và Công nghệ Đại học RMIT cho biết, việc mở rộng chương trình Cử nhân CNTT đến Hà Nội và ra mắt các môn học mới về điện toán đám mây đều nằm trong kế hoạch hỗ trợ xây dựng thế hệ tài năng CNTT mới để đáp ứng tốc độ phát triển nhanh chóng của kinh tế Việt Nam.
Theo thỏa thuận hợp tác, Học viện AWS sẽ cung cấp giáo trình cho tất cả các môn học về những công cụ đám mây mới nhất, cũng như cách vận hành nền tảng đám mây AWS. Nền tảng này hiện đang được hàng triệu khách hàng sử dụng, gồm các doanh nghiệp lớn, công ty khởi nghiệp và các cơ quan chính phủ trên toàn cầu.
Các môn học mới sẽ đào tạo về nền tảng, phát triển, kiến trúc và vận hành đám mây. |
Nội dung giảng dạy sẽ đi từ kiến thức cơ bản về điện toán đám mây đến kiến thức trung cấp về phát triển, kiến trúc và vận hành đám mây. Sinh viên hoàn thành các khóa học này sẽ nắm vững kiến thức về cách phát triển ứng dụng trong môi trường đám mây, cách thiết kế và đánh giá các giải pháp đám mây để hỗ trợ hoạt động kinh doanh cụ thể, cũng như cách triển khai và khắc phục sự cố cho các giải pháp đám mây.
Tiến sĩ Đặng Phạm Thiên Duy, Chủ nhiệm cấp cao bộ môn Kỹ sư phần mềm và CNTT tại Đại học RMIT nhận định: “Quan trọng hơn cả, sinh viên cũng sẽ gặt hái được kinh nghiệm thực tế khi làm việc với các công cụ đám mây mới nhất và vận hành trong môi trường đám mây. Các kỹ năng mà sinh viên trau dồi được sẽ có giá trị với công việc sau này, không chỉ trong ngành CNTT mà bất kỳ lĩnh vực kỹ thuật số mới nổi nào khác”.
Sau khi hoàn thành các khóa học của Học viện AWS, sinh viên RMIT sẽ được trang bị tốt hơn khi tham gia các kỳ thi lấy các chứng chỉ AWS chuyên nghiệp như Nhà phát triển được chứng nhận AWS - Cấp độ hội viên và Quản trị viên vận hành hệ thống được chứng nhận AWS – Cấp độ Hội viên.
Tiến sĩ Duy tin tưởng rằng, những chứng chỉ như vậy sẽ là lợi thế cạnh tranh cho nhiều sinh viên khi bước vào thị trường lao động.
“Hợp tác cùng các tổ chức hàng đầu trong ngành CNTT để mở rộng cơ hội tiếp cận với những bằng cấp và kiến thức chuyên ngành là cách nhà trường giúp thu hẹp khoảng cách giữa giảng đường và công việc thực tế”, Tiến sĩ Duy chia sẻ thêm.
M.T
Chủ tịch VIA: Việt Nam là điểm sáng trong phát triển công nghệ giáo dục 4.0
Nhận định Việt Nam là điểm sáng trong phát triển công nghệ giáo dục 4.0, Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) Vũ Hoàng Liên cho rằng, Việt Nam đang có nhiều cơ hội đẩy nhanh chuyển đổi số giáo dục cũng như thúc đẩy thị trường Edtech.