Trong năm 2017,chấtaugsburg đấu với hoffenheim ngoài việc thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, tổ chức, bố trí, sắp xếp bộ phận “một cửa” cấp tỉnh, Trung tâm Hành chính công còn thực hiện tốt nhiệm vụ phối hợp tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ “một cửa”, nhất là cán bộ “một cửa” cấp cơ sở. Để bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này, phóng viên Báo Bình Dương đã có cuộc trao đổi với ông Trương Công Huy, Giám đốc Trung tâm Hành chính công. Thông qua công tác tập huấn, bồi dưỡng, cán bộ “một cửa” cấp huyện, xã đã nâng cao kỹ năng xử lý tình huống giải quyết thủ tục hành chính. Trong ảnh: Cán bộ “một cửa” UBND TX.Thuận An tiếp nhận hồ sơ của người dân - Thưa ông, thời gian qua, Trung tâm Hành chính công đã phối hợp tổ chức công tác tập huấn, bồi dưỡng như thế nào? - Trong năm 2017, trung tâm đã phối hợp với Phòng Đào tạo - Biên chế (Sở Nội vụ) và các địa phương tổ chức 11 lớp tập huấn, bồi dưỡng cho trên 800 lượt cán bộ phụ trách cải cách hành chính, bộ phận “một cửa”. Trong đó có 9 lớp bồi dưỡng ở 9 huyện, thị xã, thành phố cho 100% cán bộ “một cửa” cấp huyện và 91/91 xã, phường, thị trấn trên phạm vi toàn tỉnh. Đây là điểm mới so với các năm trước đây. Trong các lớp tập huấn, bồi dưỡng, ngoài các báo cáo viên, giảng viên của tỉnh và Học viện Hành chính quốc gia, Đại học Nội vụ… chúng tôi đã mời các chuyên gia về cải cách hành chính chia sẻ kinh nghiệm, cách làm hay của các tỉnh bạn, các mô hình cải cách hành chính hiệu quả của 3 tỉnh, thành: Đồng tháp, Đà Nẵng, Đồng Nai để giúp các học viên có góc nhìn đa dạng, khách quan hơn về nhiệm vụ, trách nhiệm của cán bộ “một cửa”. Nội dung các buổi tập huấn, bồi dưỡng thiết thực, đa dạng đã giúp cho cán bộ “một cửa”, nhất là cán bộ “một cửa” cấp xã cải thiện lề lối làm việc, nhận thức rõ hơn về vai trò và trách nhiệm của mình để phục vụ nhân dân tốt hơn. - Ông có thể nói rõ hơn về các nội dung tổ chức tập huấn, bồi dưỡng? - Tùy vào nhóm đối tượng là cán bộ chuyên trách cải cách hành chính hay nhóm đối tượng là cán bộ “một cửa” cấp tỉnh hay cấp huyện, cấp xã mà Trung tâm Hành chính công thiết kế nội dung chuyên đề phù hợp và đúng mục tiêu đào tạo bồi dưỡng. Năm 2017, đối với cấp tỉnh, nội dung chú trọng vào chuyên đề “Kỹ năng xử lý khủng hoảng truyền thông” nhằm giúp cho cán bộ nhận diện khủng hoảng đã xảy ra với tổ chức, cá nhân, đánh giá và phân loại các loại khủng hoảng, thiết lập các quy trình xử lý và phương pháp xử lý khủng hoảng, làm việc với giới truyền thông khi gặp khủng hoảng như: Các nguyên tắc, ứng xử và giải quyết các khó khăn liên quan về mặt pháp lý. Cùng với đó là xây dựng lại quy trình và phương pháp quản lý sau khủng hoảng. Đối với chuyên đề “Kỹ năng phát ngôn với báo chí”, chúng tôi chú trọng việc cung cấp các quy định pháp lý liên quan đến phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí, quyền và nghĩa vụ của nhà báo, người phát ngôn; trả lời phỏng vấn báo chí và phát ngôn; chuẩn bị tài liệu; cách đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi khó; phong cách, ngôn ngữ, cử chỉ khi xuất hiện trước ống kính. Cùng với đó, chúng tôi đã tổ chức chuyên đề “Kỹ năng tư duy sáng tạo và phản biện dành cho cán bộ công chức một cửa cấp tỉnh” trang bị cho “cán bộ một cửa” cấp tỉnh vai trò của tư duy sáng tạo; quy trình của tư duy sáng tạo, lợi ích và rào cản; các quy luật cơ bản của tư duy; các phương pháp tư duy sáng tạo… để tham mưu lãnh đạo trong công tác cải cách hành chính và trong hoạt động giải quyết hồ sơ và trả kết quả. Đối với cán bộ “một cửa” cấp huyện, cấp xã, chúng tôi xây dựng nội dung tập huấn, bồi dưỡng chú trọng vào các chuyên đề văn hóa công sở, vai trò, trách nhiệm, tác phong, ứng xử của cán bộ “một cửa” cấp huyện, cấp xã trong việc giải quyết thủ tục hành chính cho người dân; thực trạng và định hướng mô hình một cửa, một cửa liên thông cấp huyện - cấp xã tỉnh Bình Dương. Chi tiết nội dung nhấn mạnh về mô hình hành chính công, quy trình nhận, bổ sung hồ sơ và việc thực hiện chính quyền thân thiện của tỉnh Bình Dương. Ngoài ra, trong tất cả các lớp tập huấn cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã, chúng tôi đã nhấn mạnh vào vai trò của ứng dụng công nghệ thông tin, mạng xã hội trong quản lý, điều hành và thực hiện giải quyết thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp… - Trong thời gian tới, trung tâm sẽ triển khai tiếp những nhiệm vụ này như thế nào, thưa ông? - Trong thời gian tới, cụ thể là năm 2018, trung tâm sẽ tiếp tục phối hợp tổ chức các lớp đào tạo bồi dưỡng về cải cách hành chính, một cửa, một cửa liên thông hiện đại từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã. Trong đó tập trung hơn ở cấp cơ sở và mở rộng đối tượng là lãnh đạo phòng ban cấp huyện, lãnh đạo xã phường thị trấn thay vì chỉ là cán bộ “một cửa” như năm 2017. Nội dung sẽ tiếp tục chú trọng vào các chuyên đề văn hóa công sở, vai trò, trách nhiệm, tác phong, ứng xử và bổ sung các chuyên đề chuyên sâu về cải cách hành chính; các chỉ số liên quan đến cải cách hành chính (PAPI, PAR index, PCI, đổi mới sáng tạo); xây dựng thêm chuyên đề cải cách hành chính, chính quyền điện tử gắn với đề án thành phố thông minh Bình Dương. Tiếp tục mời các chuyên gia đầu ngành chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn, các mô hình hay của các tỉnh, thành bạn để nội dung của lớp bồi dưỡng, tập huấn trong năm 2018 đáp ứng yêu cầu trang bị kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng thiết thực và thực tiễn giúp cho cán bộ “một cửa” các cấp nắm vững chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện tốt các kỹ năng cần thiết để phục vụ nhân dân tốt hơn. - Xin cảm ơn ông! HỒ VĂN (thực hiện) |