发布时间:2025-01-12 18:23:37 来源:Fabet 作者:Thể thao
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII,ầncónhữngthayđổitưduyvàchínhsáchvềnôngnghiệtrận đấu los angeles fc sáng qua (2-11), các đại biểu làm việc tại hội trường, thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016. Tại phiên họp này, ông Huỳnh Ngọc Đáng (ảnh), Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương đã có bài phát biểu về vấn đề phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn; đi sâu phân tích, đề xuất nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy nông nghiệp phát triển tương xứng với vị trí, tầm quan trọng của nó trong nền kinh tế đất nước. Báo Bình Dương xin giới thiệu bài phát biểu của đại biểu Huỳnh Ngọc Đáng.
Chỉ vài tháng nữa thôi, chúng ta sẽ hội nhập kinh tế hoàn toàn với khối ASEAN. Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) cũng sẽ từng bước thực thi hiệu lực. Hàng hóa chất lượng cạnh tranh cao hơn từ các nước sẽ thong thả đi vào thị trường Việt Nam. Một cuộc chơi mới, khó khăn và thách thức nhiều hơn với nhiều ngành hàng sản xuất trong nước, nhất là đối với nông nghiệp.
Nông nghiệp nước ta hiện nay, xét cho cùng chỉ là kinh tế tiểu nông. Kinh tế tiểu nông đã gắn bó với dân tộc ta trong suốt chiều dài lịch sử. Với kinh tế tiểu nông, người Việt Nam đã khẩn hoang lập làng, dựng nước và giữ nước thành công. Là tiểu nông nhưng đó lại là ngọn nguồn sức mạnh để làm nên những chiến công vĩ đại của dân tộc. Mọi nhân tài của đất nước và hầu hết các anh hùng dân tộc Việt Nam đều bước ra từ đó. Mọi di sản văn hóa và lịch sử Việt Nam đều hình thành trên nền tảng kinh tế đó… Do vậy mà nghĩa tình dân tộc với kinh tế tiểu nông là rất sâu nặng. Sâu nặng đến độ có lúc chúng ta đã định thay thế kinh tế tiểu nông bằng hợp tác hóa nông nghiệp nhưng đã thất bại hoàn toàn. Nói như thế để thấy rằng kinh tế tiểu nông có sức thu hút mạnh mẽ và sức ỳ hay là sự bám chặt bền bĩ vào nông thôn Việt Nam.
Đại biểu chính của kinh tế tiểu nông là hộ gia đình nông dân. Cho đến hiện nay, trong nông nghiệp nước ta hộ gia đình nông dân vẫn là vai diễn chính của sân khấu nông nghiệp, nông thôn Việt Nam. Trong 30 năm qua, hộ nông dân là chủ thể sản xuất chính, đã đưa nước ta từ thiếu đói lương thực thành quốc gia đứng trong tốp đầu thế giới về xuất khẩu gạo và nhiều loại nông sản. Lịch sử phát triển kinh tế Việt Nam mãi mãi vinh danh hộ nông dân sản xuất vì những cống hiến quan trọng, tạo chỗ dựa ổn định cho kinh tế xã hội Việt Nam trong giai đoạn nhiều sóng gió vừa qua.
Tuy nhiên, thế cuộc mới trong hội nhập kinh tế toàn cầu buộc chúng ta phải xem xét lại các chuẩn giá trị và nhất thiết phải thay đổi cơ cấu của kinh tế nông nghiệp Việt Nam. Nói cách khác, một lần nữa chúng ta buộc phải nói lời chia tay với kinh tế tiểu nông dù nghĩa tình dân tộc với kinh tế tiểu nông vẫn luôn sâu đậm.
Những hạn chế của nông nghiệp nước ta đã bộc lộ khá rõ từ nhiều năm qua. Đó không chỉ là vấn nạn được mùa, mất giá. Thật ra, hạn chế lớn nhất là năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản xuất nông nghiệp Việt Nam quá yếu kém. Nguyên nhân chính của tình hình chính là ở chỗ chúng ta đã duy trì quá lâu và đã quá nhấn mạnh vai trò của hộ gia đình nông dân nhỏ lẻ như là một chủ thể của sản xuất nông nghiệp khi mà mọi thứ đã chuyển đổi, đòi hỏi cần có sự thay đổi phù hợp. Ai cũng thấy, ngày nay nếu các lão nông chỉ có tri điền thì chưa đủ. Người sản xuất nông nghiệp ngày nay không thể chỉ tri điền mà còn phải có hiểu biết về thị trường, có năng lực để áp dụng các thành tựu công nghệ kỹ thuật cao, nông sản phải đạt tiêu chuẩn Global GAP, tức là tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp toàn cầu để đứng vững trên thị trường thế giới; quan trọng nhất là phải biết chọn lựa khâu sản xuất, kinh doanh nào có lợi nhất trong toàn bộ các chuỗi giá trị sản xuất và kinh doanh nông nghiệp toàn cầu. Hộ gia đình nông dân của ta với quy mô diện tích canh tác bình quân bé nhỏ hiện nay chưa thể vươn lên đạt được trình độ đó. Xu thế tất yếu của kinh tế nông nghiệp Việt Nam đòi hỏi cần có thêm những hình thức tổ chức sản xuất mới.
Trong thời gian qua, ở nước ta, những công ty nông nghiệp kỹ thuật cao đã lần lượt xuất hiện ở nhiều nơi. Nhiều đơn vị đã phát triển khá tốt cả về sản xuất và kinh doanh với năng suất cao hơn, chất lượng nông sản sạch, cạnh tranh hơn, tiêu thụ ổn định cả trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, những công ty nông nghiệp đó đã sử dụng ít nhiều lao động nông nghiệp có hợp đồng như là những công nhân nông nghiệp ngay tại nông thôn, có nghĩa là những lao động này hưởng lương, đóng bảo hiểm và sẽ có chế độ hưu. Nếu những mô hình này xuất hiện ngày càng nhiều, đều khắp và phổ biến hơn ở các vùng nông thôn thì nông nghiệp nước ta chắc chắn sẽ có sự chuyển đổi căn bản.
Để những mô hình công ty nông nghiệp này phát triển lan rộng và lớn mạnh đòi hỏi cần có những thay đổi cả tư duy và chính sách.
Tại sao chúng ta chủ trương dồn điền đổi thửa để có những cánh đồng lớn mà không cho phép tích tụ ruộng đất ở mức độ phù hợp để thúc đẩy sự hình thành những công ty nông nghiệp lớn và vừa. Trước đây ta chủ trương hạn điền, hạn chế tích tụ đất đai là để không tái sinh giai cấp địa chủ. Nhưng đến giờ thì ai cũng biết, chỉ gọi là địa chủ khi nó gắn liền với phát canh, thu tô. Không thu địa tô thì đó không phải là địa chủ. Pháp luật Việt Nam hiện nay đủ sức để vĩnh viễn xóa sổ phương thức phát canh, thu tô và địa tô. Do vậy, ngày nay, cho dù có tích tụ đất đai vẫn không làm giai cấp địa chủ đội mồ sống lại. Đó là một sự thật hiển nhiên. Cũng cần thấy rằng, nếu người nào đó có trong tay số lượng diện tích đất đai tích tụ lớn nhưng lại đầu tư vốn, khoa học, công nghệ và trực tiếp tổ chức sản xuất nông nghiệp, thì người đó đương nhiên đã không phải là địa chủ, mà chắc chắn sẽ được chúng ta gọi là nhà đầu tư nông nghiệp, như hàng trăm ngàn nhà đầu tư công nghiệp đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Nông nghiệp Việt Nam rõ ràng đang cần nhiều nhà đầu tư nông nghiệp như vậy. Tại sao ta không trải thảm đỏ thu hút các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước vào phát triển nông nghiệp như đã từng làm khá thành công trong kêu gọi đầu tư vào công nghiệp. Tư duy này muốn thành hiện thực trước hết cần có đột phá trong chính sách đất đai, nhất là vấn đề hạn điền. Chúng ta vui mừng khi thấy dự thảo văn kiện trình Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng sắp tới đã khẳng định sẽ “…có chính sách phù hợp để tích tụ, tập trung ruộng đất, thu hút mạnh các nguồn lực đầu tư phát triển nông nghiệp; từng bước hình thành các tổ hợp nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ công nghệ cao…”. Không chỉ thế, văn kiện dự thảo còn ghi rõ sẽ “…khuyến khích tích tụ, tập trung ruộng đất, phát triển các vùng sản xuất quy mô lớn với hình thức đa dạng, phù hợp với điều kiện của từng vùng và đặc điểm của từng sản phẩm…”. Tôi tin rằng đây sẽ là luồng gió mới làm thay đổi căn bản cơ cấu nông nghiệp Việt Nam theo hướng sản xuất lớn. Để thực hiện phương hướng đúng đắn đó, có lẽ trước tiên chúng ta nên xem xét lại chính sách hạn điền. Hiện nay, để tham gia canh tác và kinh doanh nông nghiệp, một doanh nhân sẽ bỏ tiền mua lại đất đai và quyền sử dụng đất nhưng nếu số lượng vượt quá hạn điền thì lại phải bỏ tiền ra thuê lại diện tích mà chính mình đã bỏ tiền ra mua. Thực trạng này làm ngao ngán và nản lòng những ai muốn canh tác và kinh doanh nông nghiệp theo hướng sản xuất lớn.
Một trong những thành quả cách mạng lớn là chúng ta đã đem lại ruộng đất về tay nhân dân, phân chia công bằng ruộng đất cho nông dân, mọi hộ nông dân đều có ruộng. Mặt tích cực lớn ở đây là sự đổi đời của dân cày, từ người cày thuê cho địa chủ trở thành người chủ ruộng đất mà mình canh tác. Tiếc thay, bên cạnh mặt tích cực đó thì hệ lụy của nó quá lớn và lâu dài: Qua nhiều lần phân tách hộ, đến nay bình quân mỗi hộ gia đình canh tác chỉ mấy sào ruộng đất, thuộc vào loại thấp nhất thế giới. Với diện tích canh tác nhỏ lẻ như vậy sự đổi đời của người nông dân chưa trọn vẹn. Nghèo khó vẫn đeo bám theo người nông dân dù trong tay mỗi hộ đã có mấy sào đất. Thực tế này ai cũng thấy rõ. Bằng chứng của nó là khoảng cách giàu nghèo trong xã hội ngày càng rộng, thanh niên nông thôn bỏ ruộng ra thành phố kiếm sống ngày càng đông. Con em nông dân gần như chưa hưởng được gì về phúc lợi xã hội và văn hóa, giáo dục. Rõ ràng, ngày nay ở nông thôn, đâu phải người cày nào cũng cần có ruộng và hễ nông dân là phải được giao đất. Đối với nhiều bà con nông dân, nên giao cho họ việc làm có lương, có bảo hiểm, có chế độ hưu, hơn là có một xẻo ruộng manh mún, để rồi canh tác bấp bênh, thua lỗ, nợ nần. Ở bất cứ nước nào nếu số lượng nông dân và nông hộ chiếm số đông, tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế cao… thì chắc chắn đó sẽ là nước nghèo, nông thôn chưa phồn vinh, hạnh phúc và nông nghiệp chắc chắn vẫn còn lạc hậu. Đất đai là tài nguyên quý báu nhất của quốc gia, là di sản kết tinh bằng bao mồ hôi nước mắt và xương máu của dân tộc, do vậy đất đai phải được quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả cao nhất để sinh lợi tối đa cho quốc gia. Do vậy, nguyên tắc công bằng trong phân chia ruộng đất cần sớm được thay thế bằng nguyên tắc chỉ giao ruộng đất cho người sử dụng có hiệu quả cao nhất. Có nhận thức chung về nguyên lý này thì nông nghiệp Việt Nam mới có thể dần dần từ bỏ các tập quán của nền tiểu nông và các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước mới hăng hái đem hết trí lực và bản lĩnh vào hoạt động trong nền nông nghiệp mới. Từ đó nông nghiệp Việt Nam hy vọng sẽ phát triển ổn định và bền vững với sức cạnh tranh cao.
Trong lịch sử, có lúc chúng ta đã định thay thế kinh tế tiểu nông bằng hợp tác hóa nông nghiệp nhưng đã thất bại vì nhiều lý do. Trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể lúc đó, kinh tế tiểu nông vẫn còn thích hợp, hộ gia đình vẫn là đơn vị sản xuất hiệu quả hơn hợp tác xã. Đến nay, nhiều mô hình hợp tác xã kiểu mới đã hình thành. Vấn đề là các hợp tác xã đó đã thật sự hiệu quả hơn hộ gia đình nông dân chưa và những chính sách nào cần thiết cho các hợp tác xã phát triển sẽ được sớm ban hành. Chúng ta không tẩy chay kinh tế hộ, đặc biệt ở một số nơi như vùng núi cao, hải đảo cần phải duy trì và tích cực hỗ trợ kinh tế hộ, dần dần xây dựng được những hộ nông dân làm ăn giỏi và bản lĩnh cạnh tranh cao. Ở các vùng nông nghiệp trọng điểm cần nhanh chóng mở ra nhiều cơ hội để kinh tế hộ tự sàng lọc và phát triển trong các chính sách mới. Hộ nào yếu kém sẽ tự đào thải, còn lại là những đơn vị sản xuất có bản lĩnh cạnh tranh thành công. Những hộ kinh tế nông nghiệp kiểu mới đó cùng với các hợp tác xã kiểu mới và các công ty nông nghiệp kỹ thuật cao sẽ là những thành phần chính trong cơ cấu nền nông nghiệp phi tiểu nông Việt Nam tương lai.
(*): Tựa bài do Tòa soạn đặt
相关文章
随便看看