您的当前位置:首页 >Ngoại Hạng Anh >Cuốn sách được ví như 'bản trường ca' về các vị thuốc Đông y cổ truyền_tỷ số 7m cn 正文

Cuốn sách được ví như 'bản trường ca' về các vị thuốc Đông y cổ truyền_tỷ số 7m cn

时间:2025-01-16 08:57:51 来源:网络整理编辑:Ngoại Hạng Anh

核心提示

Tin thể thao 24H Cuốn sách được ví như 'bản trường ca' về các vị thuốc Đông y cổ truyền_tỷ số 7m cn

Medinsights - dòng sách Y học của AlphaBooks kết hợp với Học viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam vừa tổ chức ra mắt cuốn sách mới Toát yếu Đông dược diễn ca của hai tác giả: Nhà giáo,ốnsáchđượcvínhưbảntrườngcavềcácvịthuốcĐôngycổtruyềtỷ số 7m cn Lương y Nguyễn Hữu Hiệp và Tiến sĩ Y Dược học Nguyễn Thị Vinh Huê.

Tham gia sự kiện các tác giả và khách mời đã có khoảng thời gian chia sẻ về quá trình viết nên cuốn sách cũng như đưa ra các nhận xét chuyên môn về cuốn sách được mệnh danh "bản trường ca" về các vị thuốc Đông y cổ truyền.

{keywords}
Nhà giáo, Lương y Nguyễn Hữu Hiệp và con gái - Tiến sĩ Y Dược học Nguyễn Thị Vinh Huê tại buổi ra mắt sách.

Nội dung cuốn sách được diễn đạt dưới dạng văn vần như một bản trường ca, bao gồm: 6.202 câu thơ liên hoàn về vần, điệu thể lục bát, viết về gần 400 vị thuốc, được sắp xếp thành 16 phần theo tác dụng chữa bệnh của Đông Dược và một phần về sự cấm kỵ khi dùng thuốc. Mỗi vị thuốc được biên soạn đầy đủ thông tin từ tên gọi, tên khác, tính vị, quy kinh, công năng, chủ trị đến kiêng kỵ (nếu có) và được trình bày bằng một bài văn vần dài, ngắn khác nhau.

Đi kèm với đó là phần phụ lục công phu bao gồm bảng tra cứu tên các vị thuốc và hình ảnh đặc trưng của một số cây thuốc tiêu biểu. Có thể khẳng định đây là một tác phẩm không thể thiếu trong tủ sách của các nhà hoạt động chuyên môn và những người yêu thích bộ môn Y – Dược học cổ truyền.

{keywords}
Tác giả ký tặng sách độc giả.

Chia sẻ về khó khăn khi viết một tác phẩm y học bằng thơ, nhà giáo, Lương y Nguyễn Hữu Hiệp cho biết: "Việc chuyển các kiến thức y khoa dược liệu từ văn xuôi sang văn vần mà vẫn đảm bảo ý tứ sâu lắng, cô đọng, cũng như vẫn toát lên được những nội dung chủ yếu của mỗi dược liệu là một việc rất khó. Để làm được việc này, tôi và con gái phải đọc và rà soát rất nhiều sách thuốc như từ điển y khoa được phát hành bởi Bộ Y tế, bộ sách của nhóm tác giả Viện Dược liệu cũng như các sách dược cổ của Trung Quốc. Về cơ bản, kiến thức về dược liệu giống nhau nhưng điểm khác biệt là các cuốn sách sau này có sự bổ sung, cập nhật hơn.

Để viết thành thơ, có những từ ngữ chúng tôi tôn trọng các tác giả mà giữ nguyên khi đưa vào tác phẩm của mình. Nhưng đây là thơ, nên cần đảm bảo vần điệu vì vậy chúng tôi đã phải tra cứu kỹ các từ điển tiếng Việt, đôi khi phải dùng các từ phổ thông thay thế từ Hán Việt để đảm bảo các câu lục bát không bị ngắt quãng về vấn điệu một đoạn nào cả''.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Vinh Huê cho biết, có những từ thay ở một câu thôi nhưng có khi nó liên quan tới cả chục câu sau. Hai cha con tác giả phải trao đổi, ngẫm nghĩ, tìm tòi rất nhiều. Có những từ Lương y Nguyễn Hữu Hiệp nghĩ ra sau một đêm nhưng để sửa được hàng chục từ sau phải mất cả tuần.

{keywords}
 

Chia sẻ về dự định thời gian tới, Tiến sĩ Nguyễn Thị Vinh Huê cho biết: "Trước mắt, tôi muốn hoàn thiện hơn tác phẩm Toát yếu Đông dược diễn caở lần xuất bản thứ hai, vì chúng tôi cũng tham vọng nó phải được hoàn chỉnh hơn, đầy đủ hơn về mặt dược học. Thứ hai tôi muốn bổ sung hình ảnh về các vị thuốc để giúp người đọc hiểu chính xác hơn về dược liệu, cũng như hoàn thiện và bổ sung phần liều dùng của các vị dược liệu ở lần xuất bản thứ hai. Tôi và bố cũng đang ấp ủ một cuốn sách tiếp theo, dưới dạng bản đồ trí nhớ giúp học sinh sinh viên tiếp cận và ghi nhớ kiến thức về dược liệu tốt hơn".

Giáo sư Phạm Thanh Kỳ - Nguyên Hiệu trưởng Đại học Dược Hà Nội chia sẻ: "Nhờ kinh nghiệm chữa bệnh của lương y Nguyễn Hữu Hiệp nên cuốn sách còn có thêm phần các bài thuốc cần hết sức lưu ý dành cho những phụ nữ có thai hay tương kị của các loại thuốc. Các kiến thức này được tập hợp lại một cách có hệ thống, mang giá trị học thuật lần thực tiễn.

Cuốn sách này là tài liệu cần thiết giúp việc học tập của các sinh viên chuyên ngành trở nên thuận lợi hơn. Chính những vị dược liệu được nêu tên cũng có thể trở thành nguồn tham khảo cho các tác giả khác, đồng thời tạo điều kiện cho các nghiên cứu về dược liệu giúp phát triển những vị thuốc mới hiệu quả hơn".

PGS.TS Nguyễn Duy Thuần - Nguyên PGĐ Học viện - chia sẻ về cuốn sách: "Với một tài liệu phục vụ việc học tập, tôi có thể thấy rằng cuốn sách có sự tương đồng với chương trình học tại các trường đào tạo về y dược học cổ truyền tại Việt Nam".

Tình Lê

Xuất bản sách giáo dục nổi tiếng của Hàn Quốc

Xuất bản sách giáo dục nổi tiếng của Hàn Quốc

Một số đầu sách giáo dục nổi tiếng tại Hàn Quốc sẽ được giới thiệu tới bạn đọc Việt Nam.