Đó là chỉ đạo của ông Lai Xuân Thành,nóngty so laliga Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông trước tình trạng một số đối tượng có hành vi quấy rối số điện thoại khẩn cấp 115 và Hệ thống đường dây “nóng” 1022 tỉnh Bình Dương.
Hệthống đường dây “nóng” 1022 tỉnh Bình Dương chính thức đi vào vận hành từ ngày 24-11-2019. Hệ thống hoạt động 24 giờ/ngày và 7 ngày trong tuần để tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp theo 3 nhóm lĩnh vực: Thủ tục hành chính, cứu hộ khẩn cấp (113, 114, 115) và phản ánh hiện trường thông qua các phương thức: Thoại (cố định, di động), tin nhắn, thư điện tử, các ứng dụng trên internet. Đặc biệt, hệ thống tiếp nhận cấp cứu y tế khẩn cấp khi người dân gọi đến số 115.
Sau một thời gian đi vào hoạt động, Hệ thống đường dây “nóng” 1022 đã tiếp nhận trên 1.000 phản ánh, kiến nghị của người dân và phối hợp tốt trong công tác cấp cứu người bệnh, phòng chống dịch bệnh cho người dân trên địa bàn tỉnh, nhận được sự phản hồi tích cực từ người dân. Tuy nhiên, thời gian qua, số điện thoại khẩn cấp 115 và Hệ thống đường dây “nóng” 1022 tỉnh Bình Dương thường xuyên bị các đối tượng gọi vào quấy rối, gây cản trởtrong việc hỗ trợ cấp cứu và công tác phòng, chống dịch bệnh cho người dân. Theo thống kê của Sở Thông tin và Truyền thông, đến nay có gần 300 số điện thoại nháy máy, quấy rối hoặc phản ánh thông tin không chính xác đến hệ thống.
SÔNG TRÀ