Theếncôngdunặnggánhcủaôbóng đá serbiao Reuters, ông Biden rời Mỹ hôm qua (10/11) để lên đường đến Ai Cập dự hội nghị thượng đỉnh khí hậu quốc tế COP27 vào ngày 11/11, trước khi dự Hội nghị cấp cao ASEAN ở Campuchia từ 12 – 13/11 và cuộc họp của nhóm 20 quốc gia công nghiệp phát triển (G20) ở Indonesia từ 14 – 16/11.
Dưới đây là các trọng tâm trong chương trình nghị sự của ông Biden trong chuyến công du “nặng gánh” lần này, theo các quan chức Mỹ:
Gặp Chủ tịch Trung Quốc
Người đứng đầu Nhà Trắng dự kiến sẽ gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề hội nghị G20. Ông Biden hôm 9/11 cho hay, mục tiêu của ông là hiểu sâu hơn về các ưu tiên và mối quan tâm của ông Tập.
Ông Biden cũng sẽ thảo luận với nhà lãnh đạo Trung Quốc về vấn đề Đài Loan (Trung Quốc). Ông bày tỏ muốn vạch ra "lằn ranh đỏ của mỗi bên", hiểu rõ những gì thuộc về lợi ích quốc gia của Trung Quốc, thảo luận về các lợi ích của Mỹ và "xem chúng có xung đột với nhau hay không”.
Nhà lãnh đạo Mỹ sẽ tái khẳng định cam kết của nước này đối với Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, thương mại và mối quan hệ của Trung Quốc với các nước trong khu vực...
Về vấn đề Nga-Ukraine
Các quan chức Mỹ tiết lộ, đối mặt với những thách thức mới trong nỗ lực nhằm cắt giảm nguồn thu của Moscow sau gần 9 tháng chiến sự Nga – Ukraine, ông Biden đã lên kế hoạch "không hối tiếc" trong việc bảo vệ Kiev cũng như giải quyết tác động của xung đột với năng lượng, an ninh lương thực.
Hôm 9/11, ông Biden tuyên bố, Mỹ sẽ tiếp tục viện trợ không gián đoạn cho Ukraine và bất kỳ thỏa hiệp lãnh thổ nào giữa hai nước láng giềng đều tùy thuộc vào Kiev. Ông Biden hy vọng Tổng thống Putin sẽ sẵn sàng đàm phán về vấn đề trao đổi tù nhân, nhằm đảm bảo việc trả tự do cho ngôi sao bóng rổ Mỹ Brittney Griner bị kết án tù ở Nga.
Ông Putin sẽ không dự hội nghị G20, nhưng dự kiến tham gia một trong các cuộc họp của nhóm bằng hình thức trực tuyến.
Kiềm chế Triều Tiên
Một quan chức Nhà Trắng tiết lộ, ông Biden sẽ gặp Thủ tướng Nhật Kishida Fumio và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-Yeol bên lề hội nghị cấp cao ASEAN ở Campuchia vào ngày 13/11, để bàn cách ngăn chặn chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên.
Căng thẳng đang tăng cao sau hàng loạt vụ thử tên lửa đạn đạo gần đây của Bình Nhưỡng. Mỹ - Nhật - Hàn đã tìm cách tăng cường hợp tác quân sự 3 bên, cũng như tổ chức tập trận chung để đối phó. Triều Tiên cáo buộc đây là “động thái khiêu khích, diễn tập tấn công” nước này.
Biến đổi khí hậu
Theo các quan chức, trong bài phát biểu tại COP27, ông Biden dự kiến nhắc nhở 196 bên đã ký Thỏa thuận khí hậu Paris quan tâm đến mục tiêu hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C.
Trong bài phát biểu và các cuộc gặp song phương, ông Biden cũng sẽ đề cập đến cách Washington hợp tác với các nước đang phát triển để giảm lượng khí thải thông qua khai thác các quan hệ đối tác công - tư, những nỗ lực của Mỹ để loại bỏ cácbon trong nhiều lĩnh vực như vận tải biển và cam kết giảm phát thải khí mêtan.
Tuấn Anh
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)