10 cách giữ thân_kq seria
Trên mạng đang lan truyền bài thơ của một vị thần y dạy phép giữ thân mình để được khỏe mạnh,áchgiữthâkq seria trường thọ trong những ngày giá rét, nồm ẩm thất thường của miền Bắc.
Miền Bắc đang mưa gió sùi sụt, con người phải gồng mình đối phó với các chứng bệnh giao mùa như đau đầu, mệt mỏi, sinh ốm đau... thì phép giữ thân mình là cứu cánh cho mọi người.
Luyện thần, luyện khí, giúp khí huyết lưu thông, chân tay cứng cáp, tinh thần thảnh thơi là một trong những phép giữ thân mình. (Ảnh Internet) |
Bài thơ dạy phép giữ thân mình được cho là của Thần y Hải Thượng Lãn Ông - danh y Lê Hữu Trác, là người tinh thông y học, văn chương, là danh nhân Việt Nam thế kỷ XVIII được nhiều người kính trọng.
Lê Hữu Trác là đại danh y có đóng góp lớn cho nền y học Việt Nam, kế thừa xuất sắc sự nghiệp "Nam dược trị Nam nhân" của Tuệ Tĩnh Thiền sư.
10 phép giữ vệ sinh
Vệ sinh phép giữ thân mình
Sao cho khỏe mạnh, an ninh mới là
Mười điều cơ bản đề ra:
Thứ nhất làm lụng, hai là nghỉ ngơi
Ba là đừng trái tiết trời
Xông pha mưa gió nắng nôi lạnh lùng
Còn khi dịch bệnh cuồng phong
Biết chừng mà tránh, đề phòng mới yên
Thứ tư thị hiếu chớ nên
Mắt trông ham muốn, lòng quên cương thường
Năm là cần phải thủ chân
Giữ lòng trong sạch cho thần được yên
Định tâm như kẻ tọa thiền
Bỏ lòng lợi dục, đua chen đường đời
Sáu là ngủ dậy theo thời
Luyện thần, luyện khí đứng ngồi thong dong
Làm chi khí huyết lưu thông
Chân tay cứng cáp, trong lòng thảnh thơi
Bảy răn tửu sắc chơi bời
Thỏa lòng chốc lát, cuộc đời ngắn đi
Tinh hoa chân khí phải suy
Nguyên thần ly tán, bệnh gì chẳng sâu
Tám cần ăn uống hàng đầu
Nhưng đừng quá bội mà đau dạ dày
Kiêng ăn các thức đắng cay
Các thức nóng lạnh tích đầy khó tiêu
Chín là nằm ngủ thuận chiều
Hướng phương sinh khí* đầu cao hơn mình
Vòng tay lên ngực mộng kinh
Vào giường không nghĩ, thẳng mình ngủ yên
Mười nên tắm giặt cho liền
Ra ngoài ô, nón không quên đội đầu
Đề phòng hàn thấp nhiễm vào
Áo quần ấm áp tà nào dám xâm
Mấy điều nên nhớ nhập tâm
Tháng ngày giữ trọn, trăm năm thọ trường.
* Sinh khí là hướng đông.
Danh y Lê Hữu Trác sinh ngày 11/12 năm Canh Tý 1720 tại thôn Văn Xá (làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, tỉnh Hải Dương), nay là xã Liêu Xá (huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên). Cuộc đời ông phần nhiều (đặc biệt là từ năm 26 tuổi đến lúc mất) gắn bó với ở quê mẹ thôn Bầu Thượng (hay Bàu Thượng), xã Tĩnh Diệm, huyện Hương Sơn (phủ Đức Quang, trấn Nghệ An), nay là xã Sơn Quang (huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh). Dòng tộc ông vốn có truyền thống khoa bảng. Thân sinh của ông từng đỗ Đệ tam giáp Tiến sĩ, làm Thị lang Bộ Công triều Lê Du Tông, gia phong chức Ngự sử, tước Bá, khi mất được truy tặng hàm Thượng thư (năm Kỷ Mùi 1739). Ông để lại cho đời nhiều tác phẩm giá trị như tập "Thượng kinh ký sự" bằng chữ Hán, là một tác phẩm văn học vô cùng quý giá tả quang cảnh ở kinh đô, cuộc sống xa hoa trong phủ chúa Trịnh và quyền uy, thế lực của nhà chúa. Bên cạnh đó là các cuốn Lĩnh Nam bản thảo, Thượng kinh ký sự có giá trị y học và cả giá trị văn học, lịch sử, triết học. Đặc biệt là bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh gồm 28 tập, 66 quyển chắt lọc tinh hoa của y học cổ truyền, được đánh là công trình y học xuất sắc nhất trong thời trung đại Việt Nam. |