- Phức tạp trong cấu tạo thiết kế nên bàn phím cơ có sức cuốn hút riêng và trở thành thú chơi cho những ai ưa thích sự khác biệt. Apple phát hành bản sửa lỗi bàn phím iOS Vì sao chữ trên bàn phím có thứ tự kỳ quặc không theo quy tắc bảng chữ cái?ếnxaobànphímcơhoàicổbóng đá tối nay Biên tập viên bị hủy khớp tay do…gõ bàn phím quá nhiều Nặng lòng với bàn phím cơ Bàn phím cơ được tạo nên từ các thành phần cơ học với những công tắc (switch) nằm dưới mỗi phím bấm, trong đó, mỗi công tắc lại được cấu thành từ nhiều thành phần khác. Switch cơ học có tuổi thọ từ 30 đến 70 triệu lần nhấn bền gấp vài chục lần so với bàn phím membrane (bàn phím thông thường) khoảng 5 triệu lần bấm. Nhờ vậy, bàn phím cơ rất bền và cảm giác gõ phím không thay đổi nhiều sau thời gian sử dụng, nhất là với tiếng click và độ nảy đặc trưng. Tương tự, key cap (nút phím) cơ bền hơn, nặng hơn và có thể tháo lắp để vệ sinh, thậm chí thay đổi. Vì lẽ đó, lâu lâu, người dùng dễ dàng chuyển sang kiểu dáng hay màu sắc các nút phím cơ cho mới mẻ. Sự thay đổi đó tạo thứ cảm giác như quen mà như lạ. Nhờ có thể thay được key cap nên thị trường key cap trong nước khá phong phú về mẫu mã, chủng loại, giá cả. Người dùng có thể thay toàn bộ phím hoặc một vài phím đặc biệt. Không dừng ở việc thay thế, độ đẽo key cap, nhiều dân chơi còn tự mua bản mạch về để “thửa” riêng một bàn phím theo kiểu “made in tự tui”. Qua thời gian, người dùng càng thấy gắn bó và nặng lòng. Thế nên dù bàn phím cơ có giá thành cao, hiện có cả những bàn phím cơ lên đến hàng chục triệu đồng, nhiều người vẫn chọn dùng. Người dùng đón nhận và hài lòng với tiếng “click”, nhất là những người thường xuyên phải viết lách cũng như giới game thủ, điều mà bàn phím thông thường không có được. Tùy theo mục đích của người dùng mà bàn phím cơ sử dụng các loại switch có hành trình phím, độ ồn, lực nhấn khác nhau và được phân biệt bởi các màu: Blue, Red, Green, Black... Hồi sinh trong những chiếc máy đánh chữ Hiện nay, thể thao điện tử (game) thể loại đối kháng phát triển mạnh. Thắng thua đôi khi chỉ vì bộ Gear xịn (bàn phím, chuột). Game thủ cũng không cần các bàn phím mỏng gọn thanh lịch mà cần sự hầm hố, gồ ghề của phím cơ. Và để giành chiến thắng trong các trò đối kháng, game thủ không tiếc tiền cho Gear. Riêng trong lĩnh vực này, bàn phím cơ phát triển rất mạnh với sự đa dạng về kiểu dáng, chất lượng và giá thành. Đáng chú ý, được ưa chuộng nhất hiện nay là các bàn phím cơ có switch do Cherry, một công ty chuyên sản xuất bàn phím từ 1962, hoặc các bàn phím có switch Razer, công ty chuyên thiết bị game phân phối. Thế nhưng, bàn phím cơ khiến đại đa số người dùng biết đến nhiều hơn cả và bắt đầu chuyển hướng ưa thích chính là sự xuất hiện của bàn phím cơ dành cho tablet, smartphone kiểu dáng Retro (hoài cổ) xuất hiện trong một năm trở lại đây. Hạn chế của bàn phím ảo trên tablet, smartphone khiến người dùng cần đến bàn phím riêng nhưng phải khác dạng bàn phím kiêm cover theo máy. Nhu cầu đó đã được Lofree nắm bắt và ngay lập tức sản sinh ra thế hệ bàn phím cơ không dây nghệ thuật. Đó là dạng bàn phím mô phỏng máy đánh chữ ngày xưa với những phím bấm tròn, thiết kế tinh tế hài hòa với 4 mùa sắc và Lofree đặt trong bộ sưu tập bàn phím 4 mùa của hãng. Với mức giá không quá cao, tầm 2 triệu đồng cho phiên bản bình thường và 3 triệu đồng cho phiên bản đặc biệt, Lofree mê hoặc những người làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật và tạo thành phong trào chơi bàn phím cơ rầm rộ trong vài tháng qua. Xao xuyến bàn phím cơ Retro Không riêng Lofree, dự án khởi nghiệp Penna với những chiếc bàn phím cơ kết nối bluetooth kiểu dáng hoài cổ của máy đánh chữ, thiết kế rất đặc biệt dành riêng cho tablet với khe cắm tiện dụng và cần gạt xuống dòng đã thật sự khiến dân chơi bàn phím xuyến xao. Dự án ban đầu chỉ với 99USD cho mỗi bàn phím nhưng nhanh chóng tăng giá hơn gấp đôi vì sự ưa chuộng của người dùng. Có giá thành khá cao và không dễ mua mà phải đặt hàng, Penna gần như hút hồn người dùng khó chịu nhất bởi nó đáp ứng mọi yêu cầu khó tính: Độc đáo, hoài cổ Retro nhưng hiện đại và dễ dàng di chuyển. Ngay sau Penna, hàng loạt mẫu bàn phím cơ hoài cổ lần lượt ra mắt như Azio, Rymek, Hellboy... Lấy cảm hứng từ kiểu dáng của những chiếc máy đánh chữ ngày xưa, trau chuốt và kiểu cách hơn trên từng thiết kế nút phím, chọn vị trí thích hợp nhất để đặt vừa vặn chiếc tablet hay smartphone và tạo nên một cảm giác xuống dòng bằng cần gạt thô sơ thay cho phím Enter khô cứng. Sau cùng là phương thức kết nối không dây tiện dụng và đầy đủ các cổng kết nối hiện đại, bàn phím cơ Retro đã giúp hồi sinh thế hệ bàn phím cơ tưởng chừng chỉ dành cho nhóm người dùng đặc thù. Nhiều người có cảm giác khó chịu và không liền lạc như khi thao tác trên bàn phím thông thường. Nhưng họ sẽ khó cưỡng lại được một phong cách rất đặc biệt của bàn phím Retro khi một lần nhìn thấy. Công nghệ là vậy - là tạo nên một thứ gì đó khó có thể gọi tên nhưng mỗi người dù thích hay không vẫn cảm thấy cần một trải nghiệm để hiểu và cảm nhận. Vy Ái Dân Theo thông tin được đăng tải trên TheVerge, bàn phím của MacBook Pro thế hệ 3 êm hơn, tuy nhiên nó sẽ không thể được thay thế.Cấu tạo bàn phím cơ dễ dàng thay đổi key cap Key cap cho bàn phím cơ Bàn phím cơ phong cách Retro hoài cổ Bàn phím Lofree MacBook Pro 2018 sẽ không cho phép thay bàn phím