Hôm nay,ốntạonguồnlựccôngnghệđểsớmcóthiếtbịtựhàty so bong da truc tuyen 7m ngày 8/5/2017, FPT đã tổ chức lễ công bố vòng chung kết cuộc thi “Cuộc đua số” năm 2016 - 2017. Cuộc đua số là cuộc thi công nghệ thường niên do FPT tổ chức. Trong năm đầu tiên được tổ chức, “ Cuộc đua số” năm 2016 - 2017 được phát động vào đầu tháng 11/2016 và có chủ đề “Xe không người lái”. Với cuộc thi này, FPT hướng tới mục tiêu xây dựng nguồn lực công nghệ mới cho Việt Nam; đào tạo, tạo điều kiện cho sinh viên Việt Nam tiếp cận, thực hành, nghiên cứu công nghệ mới của thế giới như autonomous, robotics, AI, IoT… thông qua việc giải quyết các bài toán với độ khó ngày càng cao hơn. Theo thông báo chính thức của Ban tổ chức, ngày 10/5 tới, tại nhà thi đấu Cầu Giấy, Hà Nội, 8 nhóm sinh viên đến từ 8 trường đại học trên cả nước sẽ thi đấu trận cuối cùng của cuộc thi công nghệ điều khiển xe không người lái đầu tiên tại Việt Nam - “Cuộc đua số”. Theo đó, các đội thi sẽ phải sử dụng kiến thức công nghệ mới như xử lý ảnh (nhận làn đường, xác định vật cản), trí tuệ nhân tạo, học máy kết hợp với kiến thức về điều khiển tự động để xe có thể di chuyển chính xác nhất trên đường thẳng, trong khúc cua, khi leo dốc; biết tự điều chỉnh đường đi, tốc độ khi gặp vật cản. Ông Lê Hồng Việt, Giám đốc Công nghệ (CTO) của FPT cho biết, tự vận hành là 1 trong 9 công nghệ trụ cột của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực này đã được áp dụng vào thực tiễn. Robot giao hàng, máy bay không người lái, các ứng dụng hỗ trợ người lái trong xe ô tô, xe ô tô không người lái, trợ lý ảo (Siri, Cortana, Google Now..)… đang được nghiên cứu và đưa vào sử dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Các ứng dụng này ngày càng thông minh hơn và có khả năng tự động xử lý tình huống thay cho người sử dụng. Theo dự báo của Gartner lĩnh vực này sẽ có nhiều tiến bộ hơn nữa trong thời gian tới. Còn theo Mc Kinsey, xe ô tô có kết nối và ứng dụng thông minh sẽ tăng trưởng trung bình 30% trong các năm tới và chiếm 25% tổng số lượng xe trên toàn thế giới vào năm 2020. Ông Lê Hồng Việt cho hay, trong mảng xe tự lái, định hướng của FPT không chỉ là phát triển phần mềm cho xe tự hành mà còn xây dựng năng lực công nghệ cho thị trường Việt Nam về AI (Trí tuệ nhân tạo) và IoT. Các ứng dụng xử lý ảnh, nhận dạng vật thể, xác định đường đi, vị trí… được FPT ứng dụng cho nhận dạng và phân tích hành vi khách hàng cho thương mại điện tử, đếm phương tiện giao thông, phát triển sản phẩm tự hành khác… Cũng theo nhận định của ông Việt, sự phát triển trong lĩnh vực ô tô sẽ giống như sự phát triển trong lĩnh vực điện thoại di động. Ô tô không chỉ có chức năng đi lại mà cũng là một thiết bị thông minh, phục vụ các nhu cầu khác của con người. Kho ứng dụng thông minh cho ô tô sẽ phát triển rất sôi động và đây là cơ hội lớn cho thế hệ trẻ Việt Nam. |