Ảnh minh họa. Nguồn: Simonrajala. |
Vào tháng 11/2024,ếngnóicảnhbáoAIgiếtchếttruyệsoi kèo bóng da huyền thoại truyện tranh Jim Starlin, người sáng tạo ra nhân vật phản diện chính Thanos của các bộ phim Marvel, đã tiết lộ trong một cuộc phỏng vấn với Popverse rằng ông sẽ sử dụng AI để viết một cuốn sách trong tương lai và sẽ minh bạch về những phần nào trong tác phẩm của mình sử dụng AI tác động.
“Hãy chấp nhận thực tế là giờ đây bạn có thể thực hiện ba dự án sách cùng lúc trong khi trước đây bạn không thể. Hãy chấp nhận thực tế là bạn có thể sử dụng cái mình có và dùng AI để nhân rộng nó. Quan điểm của tôi là nhìn nhận tích cực vấn đề này”, họa sĩ minh họa kiêm giảng viên nghệ thuật AI Steve McDonald nói với CNN.
Nền tảng xuất bản truyện tranh WEBTOON đồng tình với ý kiến trên. Trong hồ sơ nộp lên Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) vào đầu năm nay, WEBTOON đã chỉ ra rằng các công cụ AI mới của họ đang được triển khai cho các nhà sáng tạo để đẩy nhanh quá trình sản xuất.
“Chúng tôi đã tận dụng AI và lợi thế dữ liệu của mình để giảm khối lượng công việc cho các nhà sáng tạo, từ đó giúp họ tạo ra nội dung chất lượng cao”, hồ sơ của WEBTOON cho biết.
AI giúp việc sản xuất truyện tranh nhanh hơn. Ảnh: CNN. |
Luật sư Gamal Hennessy, người chuyên làm việc với các nhà sáng tạo truyện tranh, cho biết AI cũng có thể giải quyết các điểm yếu của doanh nghiệp nhỏ bằng cách phát triển các bài giới thiệu, xử lý các nhiệm vụ lặp đi lặp lại và hỗ trợ nghiên cứu.
“Khi họ sử dụng AI cho mục đích trên, họ thường phấn khích vì thấy AI đẩy nhanh quá trình sản xuất của mình. Bởi vì khi bạn là một nhà xuất bản độc lập, bạn sẽ mất gấp bốn lần thời gian để xuất bản truyện tranh, nếu so với các ông lớn như Marvel, DC hoặc Image”, ông nói.
Tuy nhiên, đối với nhiều nhà sáng tạo, những lợi thế của AI vẫn không bù đắp được những nhược điểm tiềm ẩn. Amy Reeder, một họa sĩ đã thành danh từng làm việc cho Marvel và DC, cho biết bà tin rằng mình đã mất nhiều công việc tiềm năng từ khi AI xuất hiện.
“Tôi khá chắc rằng mình đã được mời làm việc rồi nhưng sau đó mất việc vì AI. Tôi biết điều này vì họ có một bảng phân công mà tất cả đều là công việc của AI”, bà chia sẻ.
Tất nhiên, nỗi sợ tự động hóa sẽ thay thế công việc của con người không chỉ xảy ra trong truyện tranh. Diễn viên Ben Affleck đã trở nên nổi tiếng vì quan điểm của mình về AI trong quá trình làm phim: “Tôi không muốn tham gia vào ngành kinh doanh hiệu ứng hình ảnh. Họ đang gặp rắc rối vì những thứ từng tốn nhiều tiền nhưng giờ đây đang rẻ hơn rất nhiều. AI sẽ tấn công vào không gian đó và bây giờ đã như vậy rồi”.
Steve Ellis, một chuyên gia trong ngành truyện tranh kiêm giáo viên nghệ thuật, cho biết ông vẫn lo ngại về những rào cản tiềm ẩn mà AI có thể tạo ra trong ngành truyện tranh. Ông nhấn mạnh "những công việc nhỏ đang được AI thực hiện và điều đó lấy đi bánh xe tập đi - quá trình xây dựng kỹ năng" cho các nghệ sĩ trẻ.
"Khi nói chuyện với các sinh viên, họ thực sự lo lắng về AI và không biết phải làm gì. Tôi cũng nghĩ một số người trong số họ có thể đang cân nhắc xem tôi sẽ sử dụng AI như thế nào trong tác phẩm của mình", Ellis nói thêm.
Ngay cả một số nghệ sĩ đã thành danh và có vị trí an toàn trong ngành cũng không cảm thấy yên tâm. Họ sợ rằng tài liệu có bản quyền của họ bị đánh cắp mà không được đền bù, ví dụ được sử dụng để phát triển các mô hình AI tổng quát hoặc được sử dụng trong nhiều tác phẩm thương mại mà không có sự cho phép của họ.
"Có lẽ bạn còn nhớ khi chúng ta có những lo ngại tương tự về việc vi phạm bản quyền âm nhạc và phim ảnh vào cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000. Và điều đó đã mở ra kỷ nguyên của Spotify và nhiều nền tảng khác, nơi mọi người về cơ bản chỉ cần xin giấy phép", Jeff Trexler, Giám đốc tạm thời của Quỹ Bảo vệ Pháp lý Truyện tranh cho biết.
Trong khi Trexler lưu ý rằng tiền bản quyền của Spotify chỉ nhỉnh hơn một chút so với con số 0 mà một nhạc sĩ nhận được khi tác phẩm của họ bị vi phạm bản quyền, thì sự phổ biến của Spotify ít nhất cũng giúp sự nghiệp âm nhạc của các nhạc sĩ phần nào "được duy trì". Trong khi có những nghệ sĩ hình ảnh đang xem xét nhận các khoản phí cấp phép tương tự khi tác phẩm của họ được sử dụng để phát triển AI, “tôi nghĩ đó là hướng đi mà ngành của chúng ta cũng đang hướng tới", ông Trexler cho hay.
Đối với các sản phẩm truyền thông khác, nhiều vụ kiện bản quyền đã được tiến hành trong những năm gần đây đối với vấn đề AI. Những người nổi tiếng như diễn viên hài Sarah Silverman và các đơn vị báo chí như New York Times đang khởi kiện để xem liệu pháp luật có thể bảo vệ được bản quyền cho họ trước khi các đạo luật mới về AI được xuất hiện hay không.
Trong khi công chúng đang chờ phán quyết của tòa án, một nhóm luật sư đã tổ chức một hội thảo giáo dục pháp lý trong khuôn khổ Lễ hội truyện tranh New York Comic Con vào tháng 10/2024 để thảo luận về một số biện pháp bảo vệ cho người sáng tạo.
Luật sư Thomas Crowell phát biểu tại hội thảo: "Tôi nghĩ chúng tôi, những luật sư, cần phải làm rất nhiều việc để giáo dục khách hàng của mình, để họ không chạy theo và áp dụng các công cụ AI tiên tiến rồi sau đó nhận ra rằng họ sẽ thực sự gặp khó khăn trong việc kiếm tiền".
Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức - Znews
Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức - Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: [email protected]. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.
Trân trọng.
相关文章:
相关推荐:
0.3637s , 7184.5 kb
Copyright © 2025 Powered by Tiếng nói cảnh báo AI giết chết truyện tranh_soi kèo bóng da,Fabet