Đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai Siu Hương phát biểu ý kiến. Sáng 22-11,ẽđiềuchỉnhgiảmtrừgiacảnhtheogiátiêudùtỷ số porto tiếp tục chương trìnhlàm việc, các đại biểu Quốc hội làm việc tại Hội trường biểu quyết thông qua dựthảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và thảoluận về dự án Luật hòa giải cơ sở. Nâng mức giảm trừ gia cảnh lên 9 triệu đồng/tháng Mở đầu phiên họp sáng, Ủy viên Ủyban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, ngân sách của Quốc hộiPhùng Quốc Hiển trình bày Báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến của các vị đạibiểu Quốc hội về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thunhập cá nhân. Báo cáo đã nêu rõ về các nộidung: giảm trừ gia cảnh; thu nhập chịu thuế, thu nhập không chịu thuế; biểuthuế suất; việc áp dụng thuế thu nhập cá nhân đối với hộ kinh doanh cá th ể;thời điểm Luật có hiệu lực thi hành. Với đa số tán thành, các đại biểuđã biểu quyết thông qua dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuếthu nhập cá nhân. Khoản 4 Điều 1 của Luật quy định: sửa đổi, bổ sung khoản 1Điều 19 như sau: “1. Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịuthuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền côngcủa đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú. Giảm trừ gia cảnh gồm hai phần sauđây: Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng (108 triệu đồng/năm);Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng. Trường hợpchỉ số giá tiêu dùng (CPI) biến động trên 20% so với thời điểm Luật có hiệu lựcthi hành hoặc thời điểm điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh gần nhất thì Chính phủtrình Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh quy định tạikhoản này phù hợp với biến động của giá tiêu dùng để áp dụng cho kỳ tính thuếtiếp theo.” Luật này có hiệu lực thi hành từngày 1-7-2013. Giải quyết kịp thời các mâu thuẫn, tranh chấp nhỏ tại địa bàn dân cư Thời gian còn lại của phiên họpsáng, các đại biểu Quốc hội thảo luận về dự án Luật hòa giải cơ sở. Các ý kiếntán thành với sự cần thiết ban hành Luật Hòa giải cơ sở trên cơ sở kế thừa quyđịnh của Pháp lệnh hiện hành. Việc xây dựng khung pháp lý cao hơn nhằm điềuchỉnh hoạt động hòa giải ở cơ sở sẽ thúc đẩy sự lựa chọn của người dân, sự thamgia cũng như cơ chế phối hợp nhiều bên vào quá trình hòa giải, đặc biệt là vaitrò nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc; đảm bảo tính linh hoạt, mềm dẻo, góp phầngiải quyết kịp thời các mâu thuẫn, tranh chấp nhỏ tại địa bàn dân cư. Nhiều ý kiến nhấn mạnh mục tiêuquan trọng nhất của hoạt động hòa giải ở cộng đồng dân cư là góp phần xây dựngtình đoàn kết, ngăn ngừa và xử lý các xích mích, mâu thuẫn chưa đến mức phải xửlý bằng pháp luật hình sự, hành chính hoặc dân sự. Dự án luật đã bổ sung, hoàn thiệnmột số quy định mới về chính sách của Nhà nước về hòa giải ở cơ sở; vai trònòng cốt của Mặt trận Tổ quốc trong hòa giải ở cơ sở; quyền và nghĩa vụ của hòagiải viên và tổ trưởng tổ hòa giải; trách nhiệm của tổ hòa giải; hoạt động hòagiải ở cơ sở; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong hoạt động hòa giải ởcơ sở. Qua thảo luận, nhiều ý kiến đềnghị dự án Luật cần phải nhấn mạnh quan điểm không hành chính hóa và tăng cườngxã hội hóa đối với hoạt động hòa giải ở cơ sở đồng thời khẳng định bản chất củahòa giải ở cơ sở là hoạt động tự nguyện của người dân, do người dân tự quản, tựquyết định là chính, nên phải tạo điều kiện để người dân phát huy tinh thần, ýthức trách nhiệm đối với các tranh chấp, mâu thuẫn nhỏ trên địa bàn ngay từ khimới phát sinh. Mặt trận Tổ quốc và hòa giải viênchủ yếu giữ vai trò trung gian, hỗ trợ, giúp các bên giải quyết tranh chấp, nhànước giữ vai trò hỗ trợ, hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho những người làmcông tác hòa giải. Thảo luận về tiêu chuẩn hòa giảiviên vẫn còn hai quan điểm khác nhau. Nhiều ý kiến cho rằng việc quy định tiêuchuẩn hòa giải viên là cần thiết song nên linh hoạt, không cứng nhắc đối vớimột số tiêu chuẩn, trong đó cần cân nhắc tiêu chuẩn có hiểu biết pháp luật. Các đại biểu phân tích để lựachọn được những hòa giải viên có hiểu biết pháp luật là điều không đơn giản vàkhông phải ở cộng đồng nào cũng có thể lựa chọn được những người đáp ứng tiêu chuẩnnày. Thực tiễn cho thấy, trong hoạt động hòa giải, yếu tố uy tín của cá nhân vàkhả năng thuyết phục là rất quan trọng để vận động các bên có liên quan cùngđồng thuận, tự nguyện, tự quyết định vấn đề của mình chứ không chỉ thuần túydựa trên hiểu biết pháp luật. Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thuý (ĐàNẵng) nhấn mạnh hòa giải là một nghệ thuật, trong đó thuyết phục vừa phải cólý, có tình. Theo đại biểu, hòa giải viên không chỉ đơn thuần là giảng giải,phân tích mà khi cần còn phải biết vận dụng cả những kinh nghiệm dân gian, tậpquán với từng vụ việc cụ thể để biến mâu thuẫn lớn thành mâu thuẫn nhỏ, mâuthuẫn nhỏ thành không mẫu thuẫn. Trên cơ sở những ý kiến này, đạibiểu cho rằng hòa giải viên là người có uy tín, có khả năng thuyết phục, amhiểu tập quán, nhiệt tình trách nhiệm nhưng không cần thiết phải quy định cóhiểu biết pháp luật. Tuy nhiên cũng có những ý kiến cho rằng vẫn cần thiết quyđịnh hòa giải viên am hiểu pháp luật để trên cơ sở nền tảng pháp luật, đưa raphân tích thuyết phục, hợp lý, đúng pháp luật đối với các bên trong quá trìnhhòa giải. Nội dung phạm vi hòa giải ở cơ sở(Điều 3) được nhiều đại biểu cho ý kiến. Theo quy định của dự án luật (Khoản 1Điều 2) thì phạm vi “Hòa giải ở cơ sở” nhằm giải quyết các mâu thuẫn, vi phạmpháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân. Qua thảo luận nhiều ý kiến tánthành với Ban soạn thảo quy định phạm vi hòa giải trong dự án luật vì phù hợpvới quy định của Hiến pháp, kế thừa quy định của Pháp lệnh hiện hành và phù hợpvới thực tế yêu cầu cũng như đội ngũ làm công tác hòa giải ở cơ sở hiện nay. Tuy nhiên, cũng có ý kiến bănkhoăn về phạm vi của mâu thuẫn, vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ, trên thựctế rất khó “lượng hóa” hay phân định được vấn đề này. Có ý kiến cho rằng, theoquan điểm xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, người dân được làmnhững gì mà pháp luật không cấm, vì vậy nên thiết kế Điều 3 theo hướng loạitrừ, chỉ quy định những vụ, việc không được hòa giải ở cơ sở là đủ và dễ hiểu,tránh phức tạp không cần thiết; rà soát các quy định pháp luật hiện hành cóliên quan để quy định trong dự án luật các vụ việc không được hòa giải, đảm bảosự đồng bộ trong hệ thống pháp luật. Về nội dung bầu hay lựa chọn hòagiải viên, dự thảo luật đưa ra 2 phương án: Phương án thứ nhất là quy định theohướng tổ chức họp đại diện các gia đình ở cơ sở để bầu hòa giải viên. Phương ánthứ hai là quy định theo hướng không bầu hòa giải viên mà chỉ lựa chọn, giớithiệu và công nhận hòa giải viên. Qua thảo luận, các đại biểu cóhai quan điểm khác nhau. Một số ý kiến tán thành phương án 1 vì cho rằng phươngán này bảo đảm dân chủ, người dân được tham gia trực tiếp vào quyết định lựachọn các hòa giải viên. Tuy nhiên nhiều ý kiến đề nghị dự thảo Luật quy địnhtheo hướng không bầu hòa giải viên mà chỉ lựa chọn, giới thiệu và công nhận hòagiải viên. Đại biểu Lưu Thị Huyền (NinhBình) và nhiều ý kiến khác đều cho rằng việc tổ chức một cuộc họp để bầu hòagiải viên là khó thực hiện, hình thức vì đây không thật sự là những vấn đề bức thiếttrong đời sống nhân dân. Theo TTXVN |