Bài 3: Vai trò trung tâm đoàn kết trong sự nghiệp đổi mới đất nước
Phát huy truyền thống vẻ vang của Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam,ặttrậnDântộcthốngnhấtViệbxh bd ligue 1 mỗi cán bộ, đảng viên và mọi người dân Việt Nam đã và đang tiếp tục nêu cao chủ nghĩa yêu nước, truyền thống anh hùng, đoàn kết với tinh thần năng động, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng nghèo nàn, lạc hậu, ra sức thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước
Tháng 4-1975, sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, từ ngày 31-1-1977 đến 4-2-1977 đã diễn ra Đại hội thống nhất các tổ chức Mặt trận của cả nước, ba tổ chức là Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam (ở miền Bắc), Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam (ở miền Nam) đã hợp nhất và lấy tên gọi MTTQ Việt Nam.
Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, MTTQ luôn giữ vai trò trung tâm, đoàn kết, phát huy sức mạnh tổng hợp của các tầng lớp nhân dân trong các phong trào thi đua yêu nước. Trong ảnh: Ông Huỳnh Văn Nhị, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh trao giấy khen cho các cá nhân có thành tích xuất sắc phong trào thi đua yêu nước trong tỉnh giai đoạn 2010-2015. Ảnh: Q.CHIẾN
Từ Hội phản đế đồng minh, hình thức tổ chức đầu tiên của Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam, đến nay là MTTQ Việt Nam đã trải qua lịch sử 85 năm xây dựng và không ngừng phát triển cùng với những chặng đường lịch sử vẻ vang của cách mạng Việt Nam. Ở mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn cách mạng, Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam có những hình thức, tên gọi khác nhau cho phù hợp với nhiệm vụ, nhưng đều nhằm mục đích xây dựng, tập hợp các tầng lớp nhân dân thành một khối đoàn kết, thống nhất về ý chí và hành động, tạo thành sức mạnh “dời non, lấp bể” của cả dân tộc để hoàn thành những mục tiêu cách mạng do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo thực hiện.
Từ khi đất nước thống nhất, MTTQ luôn giữ vai trò trung tâm trong việc củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ cách mạng mới. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Mặt trận đã tiếp tục mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân; tích cực vận động nhân dân phát huy tinh thần chủ động sáng tạo, tự lực, tự cường vươn lên, khai thác mọi tiềm năng và các điều kiện thuận lợi, khắc phục khó khăn, thi đua lao động sản xuất, kinh doanh, học tập, công tác; tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, giữ vững chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, phát triển tình đoàn kết hữu nghị với các nước trên thế giới.
Bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, Mặt trận thực hiện chủ trương đoàn kết rộng rãi mọi người Việt Nam; lấy mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất của Tổ quốc, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh làm điểm tương đồng để gắn bó đồng bào các dân tộc, các tôn giáo, các tầng lớp nhân dân ở trong nước và người Việt Nam ở nước ngoài; xóa bỏ mọi mặc cảm, định kiến; không phân biệt đối xử về quá khứ, thành phần giai cấp; tôn trọng những ý kiến khác nhau không trái với lợi ích của dân tộc; đề cao truyền thống nhân nghĩa, khoan dung, xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau vì sự ổn định chính trị và đồng thuận xã hội.
Xứng đáng với truyền thống vẻ vang của Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam, MTTQ Việt Nam ngày nay nêu cao vai trò, trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, không ngừng đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lực, tự cường; phát huy dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội, đoàn kết mọi người Việt Nam ở trong và ngoài nước, tạo thành sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần thực hiện thắng lợi Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, giữ vững độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” .
Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đời sống mới, MTTQ Việt Nam đã phát động trong cả nước cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư” nay là cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Những năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự phối hợp tạo điều kiện của các cấp chính quyền, sự hưởng ứng tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân, cùng với các phong trào thi đua yêu nước, cuộc vận động đã đạt được những kết quả tốt đẹp trên các mặt; từng bước nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, giữ vững an ninh trật tự, ngày càng tạo ra các mối quan hệ gắn bó, đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau ở khu dân cư.
Thông qua các cuộc vận động, tổ chức MTTQ và các đoàn thể ở cơ sở tiếp tục được củng cố về tổ chức và hoạt động. MTTQ các cấp đã thể hiện sự đổi mới về nội dung và phương thức hoạt động sát hợp với thực tiễn, gắn bó mật thiết với cuộc sống nhân dân, khắc phục bệnh hình thức; chất lượng, hiệu quả công tác được khẳng định rõ nét. Sự phối hợp giữa chính quyền, các ngành và MTTQ được lồng ghép với nhiều chương trình đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân. Từ thực tiễn hai cuộc vận động đã làm cơ sở để Đảng, Nhà nước nghiên cứu, bổ sung chính sách chăm lo cho người nghèo, vùng nghèo như chủ trương chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nước sạch cho đồng bào dân tộc thiểu số; chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo; chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững…
Tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động
Quán triệt sâu sắc phương châm “đổi mới phải vì lợi ích của nhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân, xuất phát từ thực tiễn, nhạy bén với cái mới”, MTTQ Việt Nam và các đoàn thể đã căn cứ vào điều lệ, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức mình, thường xuyên tìm tòi, sáng tạo và đổi mới nội dung, phương thức hoạt động để phù hợp với nền kinh thế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; quan tâm đến lợi ích chính đáng, hợp pháp của các tầng lớp nhân dân, triển khai thực hiện có hiệu quả chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước… Qua đó, tạo nên những chuyển biến tích cực cả về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh; góp phần xây dựng tổ chức Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, trong sạch. Thực tế cho thấy, các phong trào, các cuộc vận động lớn do MTTQ Việt Nam và các đoàn thể phát động, tổ chức thực hiện ngày càng phong phú, hiệu quả, tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội và tăng cường quốc phòng, an ninh của đất nước. Thông qua đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, MTTQ Việt Nam và các đoàn thể đã từng bước khắc phục những hạn chế, đưa các hoạt động dần thích nghi với đặc điểm tình hình và yêu cầu của thời kỳ mới, nâng cao chất lượng công tác tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng, chính quyền, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Sự đa dạng, thiết thực, hiệu quả về phương thức hoạt động của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội, tăng cường quốc phòng, an ninh của đất nước, địa phương và cơ sở; đồng thời, không ngừng mở rộng các quan hệ đối ngoại nhân dân, tăng cường đoàn kết, hợp tác, hữu nghị với nhiều tổ chức quốc tế, các nước, các vùng lãnh thổ, nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên thế giới.
Lịch sử vẻ vang 85 năm qua của Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam gắn liền với những chiến công vang dội của dân tộc ta trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược và những thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc do Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo. Những đóng góp quan trọng của Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam đã chứng minh về sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc; về vị trí, vai trò, nhiệm vụ của MTTQ Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.
Sau 20 năm thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, 15 năm thực hiện cuộc vận động “Ngày vì người nghèo” và 4 năm thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, hệ thống MTTQ Việt Nam đã không ngừng phát triển, các cuộc vận động và tham gia chương trình nông thôn mới được khẳng định, có ý nghĩa chính trị, xã hội, nhân văn sâu sắc; mang tính toàn dân, toàn diện, toàn quốc, góp phần quan trọng cùng Đảng, Nhà nước thực hiện công cuộc đổi mới, sớm đưa đất nước thoát nghèo, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
(责任编辑:Cúp C1)