Từng một mình lái xe máy rong ruổi du lịch từ Bắc vào Nam,đìnhthànhviênthếhệthuênhàdiđộngphượtxuyênTếtvớitriệkq cup quoc gia y chinh phục những đỉnh núi, hang động khắp đất nước… nhưng với chị Hà Trang (sinh năm 1990, đang sống và làm việc tại Hà Nội), chuyến đi đặc biệt nhất, chính là hành trình cùng gia đình 3 thế hệ ăn Tết từ Hà Nội tới Quảng Nam trên chiếc xe mobihome - ngôi nhà di động. Đây là chuyến đi chị Trang ước mơ từ lâu, từng ghi lại trong nhật ký.
Chuyến đi của gia đình diễn ra từ ngày mùng 2 tới mùng 8 Tết Giáp Thìn, với tổng quãng đường hơn 2.000km. 7 thành viên tham gia chuyến đi gồm bố mẹ chị Trang, em trai, vợ chồng anh trai và cháu trai (3 tuổi).
Từ đầu năm 2023, chị Trang cùng các anh, chị, em trong nhà có ý tưởng đưa bố mẹ du lịch xuyên Tết bằng ô tô. Đúng như dự kiến, mẹ chị Trang lo lắng đủ điều: sợ cháu trai nhỏ ốm mệt, sợ đi đường xa thiếu an toàn… - những lo lắng thường nhật của một người mẹ, người bà truyền thống, cả đời dành sự quan tâm cho con, cháu.
"Trước đây, bố mẹ mình làm kinh doanh gas nên chưa bao giờ cả gia đình được du lịch xa cùng nhau. Càng dịp lễ, Tết, công việc càng bận rộn. Một chuyến đi trọn vẹn bên nhau, không vướng bận, lo toan công việc tưởng chừng đơn giản nhưng luôn là ước mơ với cả gia đình.
Tình cờ một ngày, anh trai mình cho mẹ xem video về mô hình xe mobihome tại Việt Nam. Nhìn chiếc xe như một ngôi nhà thu nhỏ với đủ giường, tủ, bếp… mẹ mình rất thích thú. Không ngờ mẹ lại muốn trải nghiệm du lịch bằng phương tiện này”, chị Trang kể.
Gia đình quyết định thuê một chiếc xe mobihome với chi phí 10 triệu đồng trong 7 ngày. Ngôi nhà di động được cải tạo từ chiếc xe 16 chỗ Ford Transit đời 2010. Trên xe có đầy đủ giường ngủ, bếp, nhà vệ sinh, các kệ để đồ, điều hòa, nước sạch… Chiếc xe trang bị pin dự phòng 280AH, sạc một lần có thể dùng trong 2 ngày 2 đêm. Pin dự phòng sử dụng bộ sạc của xe ô tô nên cứ đi khoảng 100km thì pin tự đầy, không lo thiếu điện để vận hành hệ thống đèn âm trần, quạt hút gió, tủ lạnh 60 lít có thể làm đá - làm mát…
Trên xe có thể chứa 100l nước sạch phục vụ sinh hoạt của gia đình và hệ thống chứa nước thải. Khu vực giường phía sau xe có kích cỡ 1,5x1,65m.
Vốn có nhiều kinh nghiệm lái xe số sàn, anh trai chị Trang được phân công là tài xế chính của gia đình. Chị Trang như một hướng dẫn viên, chịu trách nhiệm lên lịch trình, tìm hiểu nơi nghỉ ngơi, ăn uống.
"Mùng 2 Tết, gia đình mình xuất phát từ Hà Nội. Mình không đặt mục tiêu mỗi ngày phải đi bao xa, đi tới đâu mà tùy theo điều kiện, nơi nào đẹp, tiện thì dừng xe nghỉ ngơi, tham quan”, chị Trang cho biết.
Hai ngày đầu, xác định các hàng quán còn đóng cửa nghỉ Tết nên gia đình tự chuẩn bị đồ ăn như bánh chưng, xôi, thịt gà, trái cây, rượu vang… Tới nơi có cảnh đẹp, cả nhà dừng xe, hạ bàn ghế, cùng nhau nấu đồ và thưởng thức. Những ngày sau, gia đình đi tới đâu sẽ thưởng thức đặc sản địa phương tại đó, cảm nhận hương vị ẩm thực Tết đa dạng.
Buổi tối, chị Trang sẽ tìm những homestay, villa phù hợp để gia đình nghỉ ngơi và trải nghiệm. “Đi du lịch đúng dịp Tết nên việc tìm phòng khó khăn hơn. Những nơi uy tín, chất lượng liên tục cháy phòng. Ban đầu mình cũng hơi buồn vì không tìm được nơi đúng ý nhưng cả nhà động viên: cứ ở bên nhau thì ở đâu cũng vui, cũng hài lòng”, chị Trang chia sẻ.
Thành phố Đà Nẵng là địa điểm cả gia đình 3 thế hệ đều yêu thích. Nơi đây “ghi điểm” với họ bởi phong cảnh đẹp, hiện đại, tiện nghi nhưng không quá xô bồ và đặc biệt là con người thân thiện, mến khách.
"Dù trong dịp Tết thì những người làm nghề dịch vụ tại Đà Nẵng vẫn rất nhiệt tình, tử tế. Cô phục vụ quán ăn tỉ mỉ lau sạch chiếc bàn cho gia đình có trẻ nhỏ, anh quản lý khách sạn hồ hởi tiếp đón, cho gia đình mượn xe miễn phí để đi loanh quanh ngắm cảnh… Những điều nhỏ bé đó làm cả nhà ấm áp lắm”, chị Trang kể.
Trên hành trình, gia đình gặp nhiều người, nhiều hoàn cảnh khác nhau. Có những sự việc nhỏ nhưng lại khiến họ xúc động, thêm trân trọng gia đình nhiều hơn.
"Ngày ở Hội An, mình và mẹ gặp hai bà cháu bán vé số. Người bà 70 tuổi đã 17 năm đưa cháu gái bị bại não bẩm sinh rong ruổi khắp nơi để kiếm tiền chữa bệnh cho cháu. Hoàn cảnh khó khăn tột cùng nhưng bà vẫn lạc quan, yêu thương cháu vô điều kiện. Mẹ mình dừng lại rất lâu để trò chuyện với bà cụ. Chứng kiến khoảnh khắc ấy mình thấy trân quý hơn tình cảm gia đình, nhất là tình cảm của người bà, người mẹ”, chị Trang tâm sự.
7 ngày rong ruổi bên nhau, gia đình chị Trang có thêm nhiều thời gian trò chuyện, chia sẻ. Những ngày đầu, mẹ chị Trang liên tục lo lắng, “chỉ đạo” việc lái xe của con trai cả. “Trong mắt mẹ mình, ba anh em vẫn như những đứa trẻ, còn non nớt, ham chơi, chưa biết chăm sóc gia đình. Vài ngày đi cùng nhau, mẹ tận mắt thấy anh chăm sóc vợ, con chu đáo, lái xe cẩn thận, mấy anh chị em vui vẻ, hoàn thuận… Từ đó, mẹ bớt lo hơn, vui vẻ hơn để đón nhận chuyến đi”, chị Trang nói.
Với bố chị Trang cũng vậy. Ông nhận ra cậu con trai út trong gia đình đã trưởng thành hơn, nhanh nhẹn lo toan cho bố mẹ, chiều chuộng cháu trai. Những "định kiến", lo toan dẫn được xóa nhòa, thay vào đó là sự ghi nhận và tin tưởng.
"Điều thú vị, thành viên nhỏ tuổi nhất - bé Bình Ga lại là thành viên khỏe nhất, háo hức nhất chuyến đi. Sự hài hước, ngây ngô, đôi khi nũng nịu của Bình Ga mang đến niềm vui cho gia đình. Nếu chỉ có bố mẹ và 4 anh chị em mình thì đôi khi khó bắt đầu câu chuyện. Nhưng khi có thêm thế hệ thứ 3, mọi người như gắn kết hơn, dễ mở lòng hơn”, chị Trang chia sẻ thêm.
Theo tính toán, ngoài chi phí thuê xe mobihome khoảng 10 triệu đồng, gia đình chỉ mất khoảng 30 triệu đồng cho chi phí đường bộ, xăng dầu, khách sạn, vé các điểm vui chơi… "Đây là chi phí rất hợp lý cho cả đại gia đình cùng thực hiện ước mơ”, chị Trang cho hay.
Chị Trang tâm sự, điều 4 người con trong gia đình mong muốn nhất là bố mẹ luôn mạnh khỏe, dành thời gian sống cho chính mình nhiều hơn, tận hưởng niềm vui mỗi ngày. Chuyến đi là cơ hội để cả nhà mở rộng tầm nhìn, thêm thấu hiểu, yêu thương nhau.