Nhân dân mong muốn Đại hội XII chọn được cán bộ đủ tài, đức_kq league cup

时间:2025-01-12 13:06:00 来源:Fabet

Lắp điện nông thôn ở xã Ea Tul,ândânmongmuốnĐạihộiXIIchọnđượccánbộđủtàiđứkq league cup huyện Cư M’gar, Đắk Lắk. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Ngày 30-12, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã có báo cáo tổng hợp ý kiến, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân và kết quả giải quyết của các cơ quan chức năng trong năm 2015.

Theo đó, đại đa số các tầng lớp nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước; phấn khởi trước kết quả, thành tựu kết quả kinh tế, xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh.

Nhân dân đánh giá cao kết quả tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng; kết quả Kỳ họp thứ 9, 10 của Quốc hội khóa XIII; hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao của Nhà nước, đặc biệt là kết quả chuyến thăm chính thức các nước Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; các hoạt động chào mừng 70 năm Cách mạng Tháng 8 thành công và Quốc khánh 2/9.

Nhân dân đánh giá cao các hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong việc phối hợp với các bộ, ngành thực hiện giám sát trên một số lĩnh vực kinh tế và xã hội bước đầu có những kết quả thiết thực.

Tuy nhiên, nhân dân vẫn còn nhiều tâm tư, lo lắng trước tình hình kinh tế chưa thực sự bền vững, chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, nợ công tăng nhanh, chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động còn thấp; cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước còn chậm, chưa đạt tiến độ đề ra.

Một số sản phẩm nông nghiệp giá thấp, tiêu thụ khó khăn; ô nhiễm môi trường chưa được giải quyết tốt; an toàn vệ sinh thực phẩm chưa bảo đảm. Tai nạn giao thông, tội phạm vẫn diễn ra phức tạp, gây tâm lý bất an trong nhân dân. Tình hình cháy nổ ở nhiều nơi gây thiệt hại lớn về người và tài sản.

Thiên tai, mưa lũ gây ngập lụt ở nhiều địa phương; hiện tượng nước biển ngày càng dâng cao và xâm nhập sâu vào đất liền, nhất là các tỉnh ven biển khu vực Tây Nam bộ ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của nhân dân.

Tình trạng tham nhũng, chạy chức, chạy quyền, suy thoái đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa được đẩy lùi. Nhân dân bày tỏ bất bình trước việc Trung Quốc tăng cường các hoạt động cải tạo, bồi đắp, xây dựng trái pháp luật quốc tế các công trình tại các đảo chìm, bãi đá thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Nhân dân đặc biệt quan tâm đến việc chuẩn bị nhân sự của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, mong muốn những người được bầu giữ các chức vụ chủ chốt trong Đảng, chính quyền có đủ đức, đủ tài để xây dựng Đảng, Nhà nước ngày càng trong sạch, vững mạnh; đồng thời, kiên quyết loại trừ những trường hợp thoái hóa, biến chất, có biểu hiện tham nhũng, lợi ích nhóm tham gia vào bộ máy lãnh đạo các cấp.

Việc đổi mới, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường còn chậm, thiếu đồng bộ, Trong nhân dân có ý kiến băn khoăn về việc một số văn bản pháp luật cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013 và hướng dẫn thi hành Luật mới ban hành còn chậm.

Nhân dân mong muốn Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiếp tục đề cao trách nhiệm giám sát, yêu cầu các bộ, ngành thực hiện nghiêm túc việc giải quyết và trả lời ý kiến, kiến nghị của nhân dân, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu các bộ, ngành trong việc thực hiện trách nhiệm này.

Nhìn chung, tình hình tư tưởng, ý kiến của các tầng lớp nhân dân năm 2015 có cả mặt tích cực, xen lẫn tâm lý băn khoăn, lo lắng, bức xúc. Trong đó, mặt tích cực chiếm ưu thế chủ đạo; mặt tiêu cực chiếm số ít nhưng tiềm ẩn nhân tố phức tạp, khó lường, dễ bị thế lực thù địch lôi kéo, kích động, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chống phá Đảng, Nhà nước ta.

Chọn lựa được những cán bộ có đủ đức, đủ tài

Sau khi Bộ Chính trị có Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 30/5/2014 và các văn bản của Trung ương hướng dẫn, chỉ đạo Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2015​-2020 tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, đại bộ phận nhân dân vui mừng, phấn khởi, tin tưởng và kỳ vọng Đại hội XII của Đảng.

Đại tướng Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương nhiệm kỳ 2010 - 2015, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và các đại biểu bỏ phiếu bầu đại biểu đi dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII. Ảnh: Trọng Đức - TTXVN

Việc góp ý vào dự thảo Văn kiện Đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội XII của Đảng được triển khai rộng rãi; việc chuẩn bị và tổ chức đại hội Đảng bộ các cấp được đổi mới theo hướng thiết thực, hiệu quả, không chỉ coi trọng về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống mà còn coi trọng về trình độ năng lực thực tiễn, uy tín và khả năng đảm đương và hoàn thành nhiệm vụ được giao; có khả năng bảo đảm, tăng cường sự đoàn kết, phát huy dân chủ; có năng lực lãnh đạo, biết phát huy trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, các tổ chức trong hệ thống chính trị của cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Tuy nhiên, một bộ phận nhân dân còn băn khoăn, mong muốn việc tổ chức đại hội đảng các cấp phải coi trọng chất lượng, tiết kiệm, không phô trương, lãng phí.

Nhân dân mong muốn Đảng lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, nhất là về công tác nhân sự, chọn được những cán bộ có đủ đức, tài giữ các chức vụ chủ chốt để xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh, kiên quyết loại bỏ những phần tử thoái hóa về chính trị, tham nhũng, lợi ích nhóm để đưa đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới.

Cần có biện pháp đồng bộ về nông nghiệp và sản xuất kinh doanh

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tiếp tục được nhân dân cả nước quan tâm. Qua 4 năm thực hiện, chương trình đã đạt được những kết quả tích cực, bộ mặt nông thôn không ngừng đổi mới, đời sống nhân dân ở nông thôn ngày càng được nâng cao.

Tuy vậy, nhân dân ở nhiều nơi còn băn khoăn về việc huy động đóng góp của người dân trong việc xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn vẫn còn cao, nhất là đối với các vùng mật độ dân cư thấp, địa bàn khó khăn; việc lựa chọn con giống, cây giống có năng suất, chất lượng phù hợp và có tính ổn định lâu dài với từng địa phương, cũng như việc thực hiện liên kết “4 nhà” triển khai chưa thực sự hiệu quả.

Giá vật tư nông nghiệp như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi vẫn ở mức cao, gây khó khăn cho sản xuất và đời sống người dân. Tình trạng giá lúa thấp, nguồn cung đã vượt cầu; việc thu mua tạm trữ chỉ là biện pháp tạm thời, chưa thật sự nâng được giá lúa.

Trong khi đó, vẫn còn tình trạng ép giá, hủy hợp đồng thu mua lúa gây thiệt hại cho nông dân. Một số chính sách về nông nghiệp, nông dân, nông thôn chưa thực sự đi vào cuộc sống; các giải pháp tiêu thụ sản phẩm nông sản còn hạn chế, tình trạng "được mùa mất giá, được giá mất mùa" do nông dân trồng theo phong trào (dưa hấu, hành tây, hành tím, vú sữa...), thiếu sự chỉ đạo, hướng dẫn sát sao từ các cơ quan chức năng.

Nhân dân đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các Bộ, ngành liên quan có biện pháp đồng bộ khắc phục tình trạng trên.

Nhân dân phản ánh việc giá xăng dầu đã giảm nhiều lần nhưng giá cước vận tải ở một số địa phương giảm chưa phù hợp.

Giá vật tư nông nghiệp như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi vẫn ở mức cao, gây khó khăn cho sản xuất và đời sống nhân dân. Giá bán điện, nước ngày càng cao, cách thức tính giá điện, biểu giá bán lẻ áp dụng cho người dân sử dụng điện sinh hoạt chưa hợp lý.

Trên thị trường vẫn còn lưu thông nhiều loại hàng hóa như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả hoặc kém chất lượng, thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc; hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại còn diễn biến phức tạp gây thiệt hại đến sản xuất, tiêu dùng, khó khăn cho sản xuất và đời sống của nhân dân.

Lo lắng trước tình trạng thực phẩm không rõ nguồn gốc

Cử tri và nhân dân phấn khởi trước một số giải pháp đã triển khai thực hiện như: mở rộng độ bao phủ bảo hiểm y tế hướng tới bảo hiểm toàn dân, đổi mới hệ thống y tế, đưa vào sử dụng nhiều cơ sở y tế và chuyển giao thành công nhiều kỹ thuật y tế tiên tiến cho tuyến dưới; ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học công nghệ và kỹ thuật hiện đại vào điều trị và dự phòng; đẩy mạnh xã hội hóa cung cấp dịch vụ y tế...

Tuy nhiên, nhân dân phản ánh vẫn còn tình trạng quá tải ở một số bệnh viện, nhất là khi xảy ra dịch bệnh. Một số nơi các dịch vụ khám chữa bệnh cho người có thẻ bảo hiểm y tế chưa tốt. Tình trạng cơ sở y tế không niêm yết giá thuốc, thuốc chữa bệnh chất lượng thấp, thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đủ tiêu chuẩn còn nhiều.

Nhân dân lo lắng trước tình trạng một số loại thực phẩm không rõ nguồn gốc, thực phẩm không an toàn hiện nay, như: trái cây, rau, củ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thiếu kiểm soát.

Trái cây, thực phẩm, đồ chơi... có xuất xứ từ Trung Quốc có chứa độc tố, không rõ nguồn gốc xuất hiện tràn lan. Việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi và sử dụng hóa chất cấm trong sản xuất, chế biến nông sản... ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Quan ngại về công tác giáo dục, giải quyết việc làm

Nhân dân cả nước đặc biệt quan tâm và đánh giá kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia năm 2015 đã thể hiện tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, cũng như sự “vào cuộc” quyết liệt của ngành giáo dục và các địa phương để tổ chức thành công kỳ thi “hai trong một” đầu tiên này.

Tuy nhiên, việc xét tuyển đại học, cao đẳng với thời gian quá dài, một thí sinh được đăng ký, thay đổi nhiều nguyện vọng dẫn đến khó khăn cho nhiều trường đại học, tạo tâm lý lo lắng, bất an cho thí sinh và phụ huynh trong việc nộp, rút hồ sơ đăng ký nguyện vọng, chuyển trường; một số trường còn lúng túng trong việc xét tuyển đại học.

Việc đổi mới sách giáo khoa, phương án dạy tích hợp các môn học bậc phổ thông. Tình trạng dạy thêm, học thêm ở các cấp học, đặc biệt là ở bậc tiểu học vẫn còn diễn ra khá phổ biến, nhất là ở các đô thị, thành phố lớn.

Tình trạng lạm thu trong các cơ sở giáo dục công lập dưới hình thức “đóng góp tự nguyện” của hội cha mẹ học sinh để xây dựng nhà trường; hiện tượng bạo lực học đường thời gian gần đây ở một số trường học rất đáng lo ngại.

Nhân dân băn khoăn về biểu hiện chạy theo thành tích trong giáo dục, coi trọng cung cấp kiến thức hơn giáo dục nhân cách cho học sinh.

Nhân dân cũng bày tỏ lo ngại về tình trạng giải quyết việc làm cho lao động, nhất là thanh niên. Vẫn còn một bộ phận sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng chưa có việc làm gây lãng phí nguồn nhân lực của nhân dân, Nhà nước và xã hội.

Nhân dân đồng tình với chủ trương của Đảng việc quy hoạch, di dời một số khu dân cư để phục vụ việc xây dựng các công trình phục vụ phát triển kinh tế​-xã hội của đất nước.

Tuy nhiên, các địa phương vùng quy hoạch di dời, giải tỏa được chuyển tới khu vực tái định cư băn khoăn, lo lắng đến nơi ở mới, đời sống, việc làm, các hộ nông dân thiếu đất sản xuất và lúng túng trong việc đổi nghề.

Giải quyết triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường

Tình trạng ô nhiễm môi trường ở trong cộng đồng dân cư đang là vấn đề nóng, gây bức xúc trong dân ở nhiều địa phương.

Thực trạng nước thải từ các nhà máy, xí nghiệp, chuồng trại chăn nuôi, rác thải sinh hoạt, nước thải chăn nuôi chưa qua xử lý thải trực tiếp ra nguồn nước, gây ô nhiễm môi trường đã nhiều năm chưa được giải quyết triệt để ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe đời sống, tình hình sản xuất của nhân dân.

Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân còn nhiều bất cập, việc đền bù giải phóng mặt bằng còn gặp nhiều khó khăn, trong đó, có nguyên nhân chính sách đền bù còn thấp hơn nhiều so với thị trường, giá đất tái định cư cao và chưa thống nhất giữa các khu vực dự án.

Nhà nước cần có chủ trương mạnh mẽ thu hồi đất của các dự án treo, những dự án thực hiện không khả thi hoặc các doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, để hoang hóa, lãng phí đất đai, gây bức xúc trong nhân dân.

Tình trạng phá rừng, khai thác lâm sản trái phép vẫn diễn ra phức tạp ở một số địa phương, các đơn vị được giao quản lý bảo vệ rừng thiếu trách nhiệm trong công tác quản lý vẫn để xảy ra tình trạng lấn chiếm đất lâm nghiệp phá rừng bừa bãi gây bức xúc trong nhân dân.

Các hoạt động khai thác khoáng sản, khai thác đá, sỏi, cát trái phép vẫn còn xảy ra, gây ô nhiễm môi trường, nắn dòng chảy và tiềm ẩn mất an toàn của người dân địa phương.

Tiếp tục các giải pháp bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông

Nhân dân còn bức xúc trước tình trạng xe quá khổ, quá tải tiếp tục vi phạm làm nhiều đoạn đường xuống cấp rất nhanh, gây tai nạn và ách tắc giao thông; tình trạng bảo kê xe "vua" vẫn hoạt động thường xuyên ở một số tỉnh khu vực phía Nam.

Nhân dân rất bức xúc trước tình trạng ùn tắc giao thông ở một số tuyến phố trọng điểm của thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh thời gian gần đây diễn ra thường xuyên; việc lấn chiếm lòng đường, vỉa hè ​để bán hàng đang diễn ra ở khắp các tuyến phố trong thành phố.

Nhân dân lo lắng trước tình hình tội phạm và tệ nạn xã hội có chiều hướng gia tăng như: trộm cắp, cướp giật, lừa đảo chiếm đoạt tài sản... nhiều vụ trọng án xảy ra liên tiếp ở nhiều địa phương, như Bình Phước, Yên Bái, Nghệ An, Nghệ An, Lào Cai... khiến cho nhân dân hoang mang, lo lắng.

Tình trạng cháy nổ gây thiệt hại ở một số địa phương, các khu nhà chung cư; công tác an toàn cháy, nổ ở các khu vực công cộng và việc thực hiện các quy định về an toàn phòng cháy, chữa cháy.

Nhân dân một số địa phương bức xúc trước tình trạng giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo của người dân chưa triệt để, còn tồn tại nhiều vụ việc kéo dài gây khó khăn cho các cơ quan chức năng và chính quyền các cấp; việc cấp, đổi, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hiện nay quá chậm, tồn đọng nhiều; thủ tục thế chấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để vay tiền còn nhiều thủ tục, mất thời gian, gây phiền hà cho người dân.

Nhân dân chưa đồng tình với việc xét xử một số vụ tham nhũng còn nhẹ, chưa kịp thời, việc thu hồi tài sản sau khi phát hiện sai phạm ở mức thấp, kê khai, công khai, thu nhập còn hình thức, tình trạng tham nhũng "vặt" trong khu vực công vẫn tiếp diễn.../.

Theo TTXVN

推荐内容