Ngày 25/12/2018,ữngkếtquảtíchcựctrongxâydựngChínhphủđiệntửbảng xh premier league Văn phòng Chính phủ ban hành Báo cáo tình hình triển khai xây dựng Chính phủ điện tử năm 2018. Theo đánh giá của Liên hợp quốc năm 2018, Việt Nam tăng 1 bậc so với năm 2016, xếp hạng 88/193 quốc gia và đứng thứ 6/11 quốc gia trong khu vực ASEAN. Trong đó, chỉ số Dịch vụ công trực tuyến (OSI) tăng đáng kể so với năm 2016 (59/163 quốc gia); chỉ số Hạ tầng viễn thông (TII) liên tục giảm trong 4 kỳ báo cáo (2012-2018) gần nhất (xếp hạng 100/193 quốc gia), nằm dưới mức trung bình của cả khu vực và thế giới; chỉ số nguồn nhân lực (HCI) tăng nhẹ so với năm 2016 (xếp hạng 120/193), cao hơn mức trung bình của thế giới nhưng thấp hơn mức trung bình của châu Á và ASEAN.
Báo cáo cho thấy: với sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, việc triển khai Chính phủ điện tử trong năm qua đã phát huy được tính tập trung, thống nhất trong chỉ đạo và triển khai, nâng cao nhận thức của các cơ quan trong việc thực hiện, huy động được sự vào cuộc của khu vực tư nhân và những chuyên gia Việt Nam giỏi trong nước và quốc tế. Những định hướng trong triển khai Chính phủ điện tử trong năm qua được các tổ chức, chuyên gia quốc tế đánh giá là đúng hướng và phù hợp với xu hướng phát triển Chính phủ điện tử trên thế giới hiện nay.
Bên cạnh đó, các hệ thống nền tảng Chính phủ điện tử đã được nhìn nhận một cách tổng thể và đã triển khai hoặc tiến hành thử nghiệm một số hệ thống nền tảng. Các hệ thống triển khai đều đóng vai trò quan trọng trong hiện đại hóa các hoạt động quản lý nhà nước và phục vụ người dân, doanh nghiệp và nhận được sự ủng hộ, tham gia tích cực của các Bộ, ngành, địa phương cũng như nhận được sự ghi nhận của người dân và doanh nghiệp.
Ngày 28/8/2018, Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử trên cơ sở kiện toàn lại Ủy ban Quốc gia về Ứng dụng công nghệ thông tin, với sự tham gia của 10 thành viên Chính phủ và Chủ tịch các Tập đoàn, Tổng công ty lớn về CNTT, do Thủ tướng Chính phủ làm Chủ tịch Ủy ban, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam làm Phó Chủ tịch Ủy ban, Bộ trưởng, Chủ nhiệm làm Ủy viên thường trực kiêm Tổng thư ký và chỉ đạo việc thiết lập các Ban chỉ đạo tại bộ, ngành địa phương. Đến nay, đã có 37 Bộ, ngành, địa phương thành lập Ban chỉ đạo xây dựng Chính phủ điện tử/Chính quyền điện tử do người đứng đầu bộ, ngành, địa phương làm Trưởng ban.
Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban đã ban hành Quy chế hoạt động, Kế hoạch hoạt động của Ủy ban 4 tháng cuối năm 2018 và đã họp phiên toàn thể lần thứ nhất tập trung vào việc cho ý kiến đối với dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2018 – 2020, định hướng đến 2025.
(责任编辑:La liga)
Trúng số 31 tỷ đồng, cặp vợ chồng đi du lịch một chuyến, giữ lối sống giản dị
Chiêm ngưỡng rừng sến lớn nhất Đông Nam Á
Văn khấn hóa vàng ngày tết Giáp Thìn 2024 chuẩn, chi tiết nhất
Người đẹp gợi cảm mặc bikini tập yoga điêu luyện
Trà Long 'Mắt biếc' khiến Lê Dương Bảo Lâm 'cứng họng' tại 'Ơn giời'
Vimex Food đưa ‘siêu thực phẩm’ cá hồi Nauy đến bữa ăn gia đình Việt
Khoảng 90% khách hàng Mỹ sẽ chọn mua xe điện trong 10 năm tới
Có được sử dụng bitcoin làm phương tiện thanh toán hay không?
Chiếc Chevrolet Corvette C8 Stingray đặc biệt của siêu sao NBA
Những đứa trẻ bám vách đá đến trường 11 năm trước giờ ra sao?