Nokia,ìnlạinămNokiadướithờlivescore bong da biểu tượng 1 thời của giới công nghệ, một công ty mà không ai nghĩ sẽ có ngày sụp đổ, thế nhưng điều đó đã xảy ra.
Cái thời mà người người nhà nhà đều sử dụng Nokia. Với phân khúc trải dài từ dòng thấp cấp cơ bản như chiếc 1208 cho đến những dòng điện thoại thông minh đẳng cấp như N95, thì Nokia đã đáp ứng được hầu hết các đối tượng người dùng. Chúng tôi vẫn nhớ khoảng năm 2007-2008, tại các trung tâm thương mại lớn ở Việt Nam như Nguyễn Kim, Thế Giới Di Động, quầy Nokia lúc nào cũng đông khách. Tuy nhiên, đến khi Apple ra mắt chiếc iPhone đầu tiên, tiếp đến hệ điều hành Android xuất hiện, thì Nokia bắt đầu xuống dốc.
Một chiếc điện thoại iOS với những công nghệ thời thượng, thiết kế hiện đại đỉnh cao. Bên cạnh đó là những chiếc điện thoại Android trải dài ở nhiều phân khúc, với thiết kế trẻ trung cùng một kho ứng dụng khổng lồ. Tất cả đã đẩy Nokia – lựa chọn nền tảng Windown Phone với những nhược điểm quá lớn so với hai nền tảng còn lại - vào chỗ chết.
Kết cuộc, ngày 25/4/2014, thương vụ thâu tóm bộ phận di động của Nokia được Microsoft công bố chính thức hoàn thành. Nokia chính thức trở thành "người nhà" của Microsoft và đánh dấu sự chấm hết của một thế lực trên thị trường di động thế giới.
Việc Microsoft mua lại Nokia với mục đích là nỗ lực cuối cùng để khiến người dùng sử dụng phần mềm trong hệ điều hành Windows Phone của công ty mình - mảng kinh doanh vốn đang sa sút.
Tuy nhiên đáng tiếc, thương vụ mua bán này không những không giúp thị phần của Windows Phone tăng cao hơn mà còn khiến Microsoft phải gánh khoản lỗ khổng lồ. Giới công nghệ cho rằng, có lẽ thương hiệu Nokia sẽ chết 1 lần nữa.
Tháng 5/2016, Microsoft thông báo chính thức bắt đầu dừng bán các điện thoại thương hiệu Nokia, nhiều người đã tỏ ra rất tiếc nuối. Dù sao Nokia cũng là một thương hiệu đã khắc sâu vào tâm trí của mỗi người. Tuy nhiên thật bật ngờ khi khoảng cuối tháng 6/2016, rộ lên thông tin Nokia sẽ trở lại bằng việc sẽ ra mắt một chiếc smartphone trong năm sau – 2017.
Đây là tin làm cho các diễn đàn công nghệ tại Việt Nam trở nên sôi động, mọi người đều cho rằng đây là một tin vui và háo hức được trên tay một chiếc smartphone Nokia sau nhiều năm vắng bóng. Tuy nhiên, lần trở lại này, Nokia đã thuộc về một công ty khác - HMD Global, một cái tên khá lạ lẫm.
Tháng 5/2016, bên cạnh bắt đầu dừng bán các điện thoại Nokia, thì Microsoft cũng thông báo hoàn thành việc bán lại quyền sử dụng thương hiệu Nokia cho HMD Global. Thương vụ cho biết HMD Global sẽ được quyền sử dụng thương hiệu Nokia trong vòng 10 năm, như vậy, toàn bộ các smartphone mang tên Nokia sắp tới sản xuất sẽ là do HMD Global chịu trách nhiệm chính.
HMD Global Oy là một công ty Phần Lan – quê hương của Nokia, được thành lập vào tháng 5/2016. HMD Global sẽ chịu trách nhiệm sản xuất, phân phối và kinh doanh smartphone mang thương hiệu Nokia.
Nhiều người lo ngại rằng, với một công ty "không tên tuổi" như thế này, liệu Nokia có được là chính mình? Liệu độ bền, tính sáng tạo, trải nghiệm người dùng cũng như những công nghệ chụp ảnh đỉnh cao liệu có mất đi khi Nokia qua tay chủ mới?
Chúng ta có lẽ không cần phải lo lắng về điều đó, khi biết rằng những lãnh đạo cao cấp nhất của HMD đều có xuất thân từ Nokia. Có đến 16 trên 17 quan chức cao cấp của HMD là những cựu nhân viên của Nokia, đặc biệt người có chức vụ cao nhất ở HMD là CEO Arto Nummela từng là Phó chủ tịch tại Nokia trước đây. Với đội ngũ lãnh đạo như vậy, HMD Global cam hết vẫn giữ sứ mệnh "đem lại chất lượng và thiết kế làm nên thương hiệu Nokia".
Vậy là với đội ngũ như trên, thì rõ ràng việc Nokia quay lại lần này sẽ thực sự nghiêm túc, một sự nỗ lực nhằm làm sống dậy thương hiệu Nokia một thời.
Việc người dùng vẫn còn cảm tình với thương hiệu Nokia là điều không phải tranh cãi. Tuy nhiên trong bối cảnh thị trường điện thoại quá khốc liệt như hiện nay, có rất nhiều thương hiệu chất lượng ổn và giá rẻ. Bên cạnh đó, những người dùng trẻ tuổi sinh vào những năm 1990 và 2000 trở lại đây hầu như không có ấn tượng với thương hiệu Nokia cho lắm. Do vậy, nhiều nhà dự báo cho rằng Nokia sẽ có khởi đầu khó khăn, do các tính năng trên điện thoại của họ khó thu hút được người dùng.
Vậy chiến lượt để HMD lôi kéo người dùng quay trở lại với Nokia là gì ?
Đó chính là hồi sinh những chiếc điện thoại cổ.
Khi mà thế giới công nghệ đang bị xoay như chong chóng với các smartphone hiện đại được ra mắt liên tục, thì vẫn còn nhiều người sống trong hoài niệm về quá khứ, khi những chiếc điện thoại cơ bản của Nokia đã gắn bó với họ cả một thời gian dài. Bên cạnh đó giới trẻ hiện nay cũng đang có xu hướng "hai tay hai súng", sử dụng một chiếc smartphone cho những việc giải trí, bên cạnh đó họ cũng muốn một chiếc điện thoại "cục gạch" với pin trâu, sóng khỏe, mẫu mã đẹp trẻ trung để dự phòng bên mình. Nắm bắt được nhu cầu này, HMD Global đã có chiến lược thông minh, đó là hồi sinh những dòng diện thoại cơ bản nổi tiếng khi xưa của mình, đồng thời khoác lên nó những tính năng mới và kiểu dáng màu sắc trẻ trung hơn.
Mở đầu là chiếc 3310. Nokia 3310 ra mắt năm 2000 là một trong những chiếc điện thoại được yêu thích và sử dụng rộng rãi nhất của Nokia. Với thiết kế đơn giản nhưng không hề thô kệch, có độ bền cực kỳ cao, Nokia 3310 cho phép bạn thả nó từ tầng 1 xuống đất, nó có thể bung nắp, rớt pin ra ngoài nhưng chỉ cần bạn lắp vào là máy lại hoạt động như bình thường. Tuy vậy Nokia đã dừng sản xuất dòng này từ rất lâu, bạn không thể mua được hàng mới tại thời điểm này.
Do đó, việc HMD tung ra chiếc Nokia 3310 bản 2017 lập tức thu hút sự chú ý. Trên các diễn đàn công nghệ, rất nhiều bạn trẻ đã khẳng định "sẽ mua chiếc này để làm chiếc dự phòng".
Tiếp theo đó tại MWC 2018 vừa qua, HMD lại tiếp tục làm mới lại mẫu 8810 khi xưa, với một thiết kế trẻ trung hơn rất nhiều. Nhớ lại mùa hè năm 1999, bộ phim The Matrix đã thực sự lôi kéo mọi người chú ý đến Nokia 8110 - mặc dù chỉ là một phiên bản với vỏ được tùy biến. Sau đó, Nokia 8110 đã nhận được sự chú ý và nhanh chóng trở thành sản phẩm mà mọi người muốn có.
Một chiến lược đầy tính toán của HMD
Qua việc ra mắt làm mới lại những chiếc điện thoại "huyền thoại" xưa của Nokia, HMD đã thực hiện 2 mục đích.
Thứ nhất, khẳng định với người tiêu dùng rằng Nokia vẫn còn tồn tại. Nokia vẫn tiếp tục sản xuất và ra mắt những chiếc điện thoại "đậm chất Nokia" như trước chứ không phải là một chiếc Nokia xa lạ nào khác.
Thứ hai, thị trường smartphone hiện tại quá chật chội, việc ngay lập tức chen chân vào sẽ là một thử thách vô cùng khó với Nokia, vì vậy, họ đã đánh vào phân khúc cơ bản, một phân khúc mà Nokia là vua từ trước đến nay. Việc sử dụng lại tên 3310 và 8110 đã đánh vào phân khúc người dùng lớn tuổi vẫn có có một tình cảm sâu đậm với Nokia. Đồng thời thiết kế lại kiểu dáng, màu sắc, Nokia cũng đánh vào mảng người tiêu dùng trẻ tuổi muốn có một chiếc điện thoại cơ bản dự phòng cho mình.
Như vậy, cùng lúc vừa khẳng định Nokia đã quay trở lại, và giới thiệu lại những chiếc điện thoại cổ điển khi xưa, HMD đã dùng nó làm một chiến lược Marketing lôi kéo người dùng được tính toán một cách dài hạn, nhằm chuẩn bị giới thiệu những sản phẩm cao cấp tiếp theo.
Sự trở lại của Nokia đã thành công, ít nhất cho đến thời điểm này khi tại MWC 2018 vừa rồi, Nokia đã thắng lớn. Cái tên Nokia là cái tên được nhắc đến nhiều nhất tại MWC vừa qua. Trong 4 ngày diễn ra MWC 2018, Nokia đã đạt được đến 21 giải thưởng.
Và một điểm đáng khen của HMD nữa, đó chính là việc giới thiệu chiếc Nokia 8 Sirocco. Nokia 8 Sirocco có thể nói là một siêu phẩm đánh dấu sự tấn công mảng smartphone cao cấp của Nokia. Với thiết kế có đến 95% thân máy làm bằng kính, còn lại là một khung thép không gỉ chạy dọc hai bên, được trang bị bộ vi xử lý 835 của Qualcomm, với 6GB RAM và dung lượng 128 GB. Bên cạnh đó là hệ thống camera kép 12Mp phía sau, dùng ống kính của hãng Zeiss danh tiếng.
Tuy nhiên với giá bán lên đến 920$, thì có thể nói Nokia 8 Sirocco đang muốn bán danh tiếng hơn là doanh số. Có thể đây là một bước chuẩn bị, thăm dò thị trường đối với các sản phẩm cao cấp của Nokia trước khi họ tung ra những chiếc điện thoại khác phù hợp hơn. Dù thế nào đi nữa, có thể khẳng định rằng HMD đã rất nghiêm túc, và đang nỗ lực rất lớn nhằm đưa Nokia trở lại vị thế ban đầu khi xưa.