Ngành Dược hướng đảm bảo chất lượng thuốc,ànhDượcsẽứngdụngcôngnghệđểtruyxuấtgiávànguồngốcthuốxs .mobi đảm bảo truy xuất được nguồn gốc, giá cả và phục vụ người dân, doanh nghiệp trên môi trường mạng. |
Ngày 13/8, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã tổ chức lễ công bố chiến lược số hóa và kế hoạch chuyển đổi số ngành Dược. Trong thời gian qua, Cục quản lý Dược đã triển khai số hóa công tác quản lý và tiến tới quá trình chuyển đổi số. Cụ thể, từ năm 2018, Cục Quản lý Dược đã xây dựng, kết nối và liên thông thành công 13 dịch vụ công trực tuyến với Cơ chế một cửa quốc gia trong các lĩnh vực bao gồm xuất/nhập khẩu thuốc và công bố mỹ phẩm.
Bên cạnh đó, Cục Quản lý Dược đã hoàn thành và cung cấp 93 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 phục vụ người dân và doanh nghiệp (đạt 100%) được tích hợp lên Cổng dịch vụ công Bộ Y tế, với tất cả các lĩnh vực: đăng ký thuốc, xuất/nhập khẩu kinh doanh thuốc, kê khai/kê khai lại giá thuốc, quản lý chất lượng thuốc và công bố mỹ phẩm. Việc này nhằm tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho cá nhân, doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính tại Cục, giúp giảm thời gian gửi, nhận hồ sơ, tăng tính công khai, minh bạch, giúp doanh nghiệp dễ dàng theo dõi tiến độ xử lý hồ sơ.
Đặc biệt, với sự ra đời của Hệ thống cơ sở dữ liệu ngành Dược – “cánh tay nối dài” từ Cục quản lý Dược xuống đến từng nhà thuốc, từng người sử dụng thuốc. Hệ thống đã và đang kết nối trên 61.000 nhà thuốc, quầy thuốc, tủ thuốc trên toàn quốc.
Sau chỉ 12 tháng, hệ thống đã hoàn thành kết nối 63/63 tỉnh/thành phố, quản lý hơn 7,2 triệu đơn thuốc, 26,7 triệu hóa đơn bán hàng, gần 4 triệu phiếu xuất nhập kho, hỗ trợ cho công tác kiểm soát chất lượng thuốc. Quản lý thông tin viên thuốc từ lúc sản xuất, nhập khẩu đến tận tay người tiêu dùng, đảm bảo xuất xứ, nguồn gốc, chống lại tình trạng thuốc giả, thuốc kém chất lượng, thuốc không rõ nguồn gốc.
Ngày 13/8, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã tổ chức lễ công bố chiến lược số hóa và kế hoạch chuyển đổi số ngành Dược. |
Từ đầu năm 2020, trước tình hình diễn biến hết sức phức tạp của dịch Covid-19 trên toàn thế giới, Cục Quản lý Dược đã chủ động phối hợp với Viettel và các đơn vị liên quan xây dựng phần mềm để các cơ sở sản xuất thuốc, nhập khẩu thuốc báo cáo liên tục việc xuất, nhập, tồn cũng như kế hoạch sản xuất, nhập khẩu các thuốc được khuyến nghị sử dụng trong hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 với 48 hoạt chất. Trong thời gian tới, Cục Quản lý Dược sẽ tiếp tục phát triển phần mềm kết nối tới tất cả các nhà máy để quản lý và có số liệu báo cáo, thống kê của khoảng 700 hoạt chất dùng trong sản xuất thuốc tại Việt Nam.
Ông Vũ Tuấn Cường, Cục trưởng Cục Quản lý Dược cho biết: “Mục tiêu mà ngành Dược hướng tới đó là đảm bảo chất lượng thuốc, đảm bảo truy xuất được nguồn gốc, giá cả và phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt nhất trên môi trường mạng. Đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, an sinh xã hội cùng Bộ Y tế chuyển đổi số thành công, mang lại lợi ích cho người dân và doanh nghiệp".
Hiện các công tác quản lý trong tất cả các lĩnh vực của ngành Dược đã và đang được số hóa một cách hiệu quả, giúp khối lượng hồ sơ hành chính công được xử lý nhanh hơn, hàng triệu dữ liệu giao dịch thuốc, hóa đơn thuốc được quản lý trên hệ thống cơ sở dữ liệu của ngành Dược.
Cục Quản lý Dược sẽ tiếp tục thực hiện chuyển đổi số cho toàn bộ ngành Dược, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia ngành Dược, ứng dụng các công nghệ để tự động cảnh báo các sai sót, tiến độ xử lý hồ sơ, mở rộng triển khai mới các hệ thống như: cơ sở dữ liệu ngành liên quan (danh mục thuốc, giá thuốc, nguyên liệu xuất nhập khẩu), hệ thống cấp chứng chỉ hành nghề, hệ thống quản lý cấp phép mỹ phẩm.
TK
Căn cứ theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP Hà Nội tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống Covid-19 thành phố, sáng 13/4, 7.000 hiệu thuốc ở Hà Nội được yêu cầu báo cáo về các trường hợp "mua thuốc cảm, thuốc ho, thuốc sốt trong thời gian qua".
相关文章:
相关推荐:
0.6211s , 7517.265625 kb
Copyright © 2025 Powered by Ngành Dược sẽ ứng dụng công nghệ để truy xuất giá và nguồn gốc thuốc_xs .mobi,Fabet