Nhiều vấnđề bức xúc được các ĐBQH đặt ra ở phiên thảo luận tại hội trường về tình hìnhthực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2010,ằngánhtráchnhiệmvụkết quả lịch thi đấu song nổi lên cả vẫn là mối lo lạmphát tăng cao, thiếu điện ngày một trầm trọng nhưng chưa nhìn rõ lối ra và đặcbiệt là xem xét trách nhiệm để xảy ra sai phạm Vinashin.
Đề nghị bỏ phiếu tín nhiệm các thànhviên Chính phủ
Nhiều ĐBQHkhi thảo luận về kinh tế - xã hội tại nghị trường ngày 1-11 đều tập trung“truy” trách nhiệm cá nhân các thành viên Chính phủ và bộ ngành liên quan vềsai phạm của Vinashin.
ĐB NguyễnMinh Thuyết (Lạng Sơn) cho rằng, Tập đoàn Vinashin sụp đổ đã trút lên vai đồngbào món nợ khổng lồ không dưới 100.000 tỉ đồng. Món nợ mà một tỉnh thu nhập cỡ1.000 tỉ đồng/năm phải làm quần quật không chi tiêu gì suốt một thế kỷ mới trảnổi. Đối với đồng bào nhiều nơi nhất là nông thôn, miền núi thì trả món nợkhổng lồ này có nghĩa là chậm làm đường, làm cầu, xây trường, xây bệnh viện... “Sai phạm trong chỉ đạo điều hành thì đã rõ.Nhưng có một câu hỏi đến nay vẫn chưa có câu trả lời là ngoài lãnh đạo Vinashincòn những ai phải chịu trách nhiệm về những sai phạm này?” - ĐB Thuyết bănkhoăn. ĐB NguyễnMinh Thuyết phát biểu tại phiên thảo luận “Trongtrường hợp này các thành viên Chính phủ có liên quan phải kiểm điểm và nhận kỷluật trước Quốc hội. Không thể chỉ nhận khuyết điểm một cách chung chung vàtuyên bố đã kiểm điểm nội bộ là rũ xong trách nhiệm”, ông Thuyết nói.
Dẫn lại bàihọc từ vụ án Lã Thị Kim Oanh cách đây 6 năm khiến một vị bộ trưởng đang rấtđược lòng dân phải từ chức và hai vị thứ trưởng phải ra trước vành móng ngựa,ông Thuyết cho rằng, Vinashin là một kiểu Lã Thị Kim Oanh phóng đại cỡ... 1.000lần. “Thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng nămnay, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đã nhận định có dấu hiệu bao che cho những saitrái, vi phạm pháp luật của Vinashin, làm thiệt hại lớn đến tiền và tài sản nhànước. Nhưng ai bao che? Bao che thế nào? Vì nguyên nhân gì? Nhằm mục đích gì vàphải chịu trách nhiệm ra sao thì Ủy ban Tư pháp chưa có điều kiện kết luận. NếuQH không làm rõ được điều này thì không hoàn thành nhiệm vụ trước Đảng, trướcdân”, ông Thuyết tiếp tục.
Viện dẫnquyền của ĐBQH được quy định rõ trong Hiến pháp và Luật Tổ chức QH, ĐB Thuyếtđề nghị: “Ủy ban TVQH tổ chức để QH biểu quyết thành lập Ủy ban lâm thời điềutra trách nhiệm của các thành viên Chính phủ trong vụ việc này. Trên cơ sở đó,vào thời gian cuối kỳ họp bỏ phiếu tín nhiệm Thủ tướng và một số thành viênChính phủ có liên quan”. Ông Thuyết cũng kiến nghị QH “tạm đình chỉ chức vụ củacác vị cần được điều tra”. Quốc hội cần xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm cụ thể của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó thủ tướng phụ trách ngành, Bộ trưởng Bộ chủ quản, thủ trưởng các bộ, ngành chức năng có liên quan, chứ không thể nêu chung chung. ĐB Lê Văn Cuông
Liên quan đến hàng trăm ngàn tỉ đồng vốn nhà nước mà về mặt pháp luật ngay từ đầu chúng ta lại không ràng buộc trách nhiệm của QH với tư cách là thiết chế quyền lực nhà nước cao nhất để cùng chia sẻ trách nhiệm mà chỉ đặt trách nhiệm quá nặng nề lên vai Chính phủ là chưa thật hợp lý. ĐB Lê Thị Nga ĐB Lê VănCuông (Thanh Hóa) cũng lên tiếng đồng tình: Sự cố Vinashin đã được cảnh báo sớmvề kết quả quản lý yếu kém, tiêu cực, nhưng vì có biểu hiện bao che, ưu ái,nuông chiều nên cái u, cái nhọt lâu ngày đã vỡ tung để lại hậu quả hết sức nặngnề. Theo ông Cuông: “Tổng vay nợ có thể lên đến con số 120 nghìn tỉ đồng, bìnhquân mỗi công dân Việt Nam từ lớn đến bé, từ người giàu đến người nghèo phảigánh nợ cho Vinashin khoảng 1,5 triệu đồng. Vinashin là giọt nước làm tràn ly,bộc lộ rõ quan liêu, yếu kém, thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý vốn, tàisản nhà nước của Chính phủ, các bộ ngành chức năng đối với các tập đoàn, tổngcông ty nhà nước”.
Theo ôngCuông, “tại kỳ họp này, Quốc hội cần xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm cụthể của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó thủ tướng phụ trách ngành, Bộtrưởng Bộ chủ quản, thủ trưởng các bộ, ngành chức năng có liên quan, chứ khôngthể nêu chung chung như nội dung các báo cáo của Chính phủ”. ĐB này cũng tánthành kiến nghị của ĐB Nguyễn Minh Thuyết đề nghị Quốc hội tại kỳ họp này cầnthành lập Ủy ban lâm thời như đã nêu trên theo quy định của pháp luật, để điềutra làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan qua vụ tiêu cực ởVinashin.
ĐB HuỳnhNgọc Đáng (Bình Dương) nói: “Tôi và nhiều cử tri hiện nay đang quan tâm nhiềuhơn về các vấn đề của hậu Vinashin và kế đó là "tân Vinashin". Sau sựkiện Vinashin liệu sẽ còn những Vinashin nào khác trong số các tập đoàn kinh tếvà tổng công ty của chúng ta? Những cá nhân, tổ chức có liên quan đến việcbuông lỏng quản lý để gây ra hậu quả nghiêm trọng của Vinashin phải được truycứu trách nhiệm thế nào cho công minh?”.
Cần đánh giá, tổng kết, chấn chỉnhtập đoàn kinh tế thí điểm
Cũng nói vềsai phạm của Vinashin, nhưng ĐB Lê Thị Nga (Thái Nguyên) cho rằng, ngoài tráchnhiệm của Chính phủ thì QH cũng có trách nhiệm liên đới trong việc giám sátviệc thành lập, quản lý các tập đoàn kinh tế, trong đó có Vinashin.
ĐB này việndẫn cơ sở pháp lý của việc thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước và bày tỏ sự“hoan nghênh những cố gắng của Thủ tướng, của Chính phủ và những đóng góp củacác tập đoàn thời gian qua, nhất là việc Chính phủ đã kịp thời tái cơ cấuVinashin”. Theo bà Nga, thí điểm tức là làm thử những việc mà pháp luật chưaquy định, thí điểm thì có thể thành công hoặc thất bại. Vì vậy, phạm vi thíđiểm chỉ nên hẹp, sau một thời gian nhất định phải đánh giá, tổng kết, chấnchỉnh những thiếu sót, nếu khẳng định thành công thì mới triển khai trên diệnrộng. “Nhiều luật gia cho rằng việc thí điểm liên quan đến hàng trăm ngàn tỉđồng vốn nhà nước mà về mặt pháp luật ngay từ đầu chúng ta lại không ràng buộctrách nhiệm của QH với tư cách là thiết chế quyền lực nhà nước cao nhất để cùngchia sẻ trách nhiệm mà chỉ đặt trách nhiệm quá nặng nề lên vai Chính phủ làchưa thật hợp lý”, bà Nga nhấn mạnh.
Bà Nga kiếnnghị: Ngoài Vinashin, QH và Chính phủ cần cho kiểm toán, thanh tra toàn bộ hoạtđộng của các tập đoàn kinh tế nhà nước còn lại, nhất là đối với Tập đoàn điệnlực, trên cơ sở đó báo cáo với Quốc hội toàn diện về tổ chức và hoạt động củacác tập đoàn thí điểm. Nếu khẳng định thành công thì đề nghị Quốc hội sửa luậtđể tạo hành lang pháp lý cho tổ chức và hoạt động của tập đoàn kinh tế nhànước”.
“Bộ GTVT không có quyền quyếtđịnh...”
Được mờigiải trình thêm về trách nhiệm quản lý ngành trong sai phạm của Vinashin, Bộtrưởng GTVT Hồ Nghĩa Dũng giãi bày: Bộ GTVT thực hiện một số chức năng quản lýnhà nước và một số nội dung quản lý, sở hữu của Nhà nước đối với tập đoàn đượcChính phủ giao trong lĩnh vực hàng hải, tức là kết cấu hạ tầng cảng biển, luồngcảng biển, vận tải biển, đăng ký, đăng kiểm phương tiện vận tải biển, an ninh,an toàn hàng hải biển... Tuy nhiên, về chức năng được phân công một số nội dungđại diện chủ sở hữu nhà nước đối với tập đoàn thì Bộ trưởng thừa nhận “có khókhăn, có lúng túng trong việc thực hiện”.
Bộ trưởngnói rõ: Có hai nội dung lớn mà Bộ được phân công thực hiện chức năng đại diệnchủ sở hữu khi thí điểm thành lập tập đoàn là Bộ phải báo cáo Chính phủ khi tậpđoàn trình Chính phủ mục tiêu, quy hoạch, chiến lược phát triển; điều lệ củatập đoàn; tổ chức, cơ cấu tổ chức của tập đoàn; và một số công tác nhân sự.“Quyền quyết định đó là của Thủ tướng và cái gì Thủ tướng ủy quyền cho tập đoànthì tập đoàn quyết định, chứ Bộ hoàn toàn không có được một quyền nào quyếtđịnh trong tất cả những nội dung này”, Bộ trưởng Dũng thanh minh.
Tuy nhiên,trong phạm vi trách nhiệm quản lý, ông Dũng cũng thừa nhận khuyết điểm của Bộtrong việc chậm phát hiện, không phát hiện được những vấn đề nổi lên ở trong Vinashinqua thực hiện giám sát đầu tư.
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh của QH: Tôi ủng hộ việc lập Ủy ban điều tra lâm thời vụ Vinashin
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh Lê Quang Bình cho biết quan điểm trên khi trả lời phỏng vấn báo giới bên hành lang kỳ họp QH chiều 1.11.
- ĐBQH Nguyễn Minh Thuyết và nhiều ĐB khác đã đề xuất thành lập Ủy ban lâm thời để điều tra làm rõ trách nhiệm để xảy ra sai phạm ở Vinashin. Đề xuất này có cơ sở pháp lý không, thưa ông?
- Luật Tổ chức QH cũng có quy định khi cần thiết thì lập Ủy ban lâm thời để thẩm tra dự án luật nào đó hoặc điều tra vấn đề nhất định. Luật giám sát cũng quy định các hình thức giám sát như: Có ba hình thức giám sát: thứ nhất là xem xét báo cáo, hai là thành lập đoàn giám sát, ba là lập ủy ban lâm thời khi có vấn đề QH quan tâm.
Nhưng thực tế lâu nay mới làm hai hình thức trước là xem xét báo cáo và lập đoàn giám sát. Chưa bao giờ lập ủy ban lâm thời để điều tra. Hôm nay, ĐB Nguyễn Minh Thuyết, Lê Văn Cuông và nhiều ĐB khác đề nghị lập ủy ban này. Ý kiến của ĐB Nguyễn Minh Thuyết tôi cho là một kiến nghị đúng luật, thể hiện được ý kiến mà nhiều cử tri và nhiều ĐBQH quan tâm. Đây là ý kiến xác đáng. Còn lập hay không đợi Ủy ban Thường vụ QH. Trong ngày nay, ngày mai hoặc cùng lắm ngày kia tôi nghĩ sẽ có phản hồi.
- Cá nhân ông có đồng tình với đề xuất thành lập Ủy ban lâm thời này?
- Tôi ủng hộ đề xuất của ĐB Thuyết. Nhưng tôi chỉ có một băn khoăn đó là nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII này sắp hết rồi. Nếu muốn thành lập thì phải thành lập sớm. Ủy ban có khi phải thành lập ngay trong kỳ họp này, làm việc với nhau để triển khai công việc ngay, và có thể sẽ phải sử dụng rất nhiều chuyên gia độc lập và kết quả của các ủy ban khác như Ủy ban Kiểm tra T.Ư, của Thanh tra Chính phủ, Thanh tra các bộ, ngành... Sử dụng tối đa các kết quả đã có. Sang đến kỳ họp sau thì báo cáo kết quả. Theo ThanhNiên |