Bài 4: Những người lính ở Nửa Lon
“Một cây làm chẳng nên non,ềnthoạimộtconđường–Bàbồ đào nha vs iceland ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Sẽ không thể có con đường Trường Sơn - Hồ Chí Minh huyền thoại, nếu thiếu đi C.300 - C.270, với nhiệm vụ tìm bắt liên lạc với Đội II của Đoàn B.90 từ Nam Tây nguyên vào...
Cuộc hẹn dở dang...
“Alo, anh Chiến hả anh Chiến? Tôi Năm Sỹ nè! Anh khỏe không? Ngày mốt, tui với mấy anh em lên thăm anh nghen. Có cả nhà báo lên gặp anh lấy thông tin về C.270”. Đầu dây bên kia vọng sang: “Dạ, tôi khỏe anh Năm. Vậy ngày mốt, anh lên tôi đón”. Hai hôm sau… bao nhiêu cuộc điện thoại được gọi đến nhưng không ai nghe máy. Linh tính mách bảo, ông Ao Sỹ (hay gọi Năm Sỹ) bồn chồn, lo lắng… Lo vì tuổi già đau ốm bệnh tật, bởi ông Chiến đã một lần tai biến, phải ngồi xe lăn, đi lại rất khó khăn.
Ông Ao Sỹ (phải) cùng đồng đội thăm lại khu vực thác Đăk G’Lung (hay còn gọi thác Con Chó), xã Đăk Buk So, ở huyện Tuy Đức, Đăk Nông - một điểm dừng chân của các thành viên đoàn C.270 khi hành quân từ căn cứ Nửa Lon lên biên giới Campuchia. Ảnh:T.LIÊN
Và đúng như những gì ông Ao Sỹ suy nghĩ, khi chúng tôi tìm đến để thực hiện phóng sự về những người lính “Nửa Lon” - những người góp công rất lớn trong việc khai thông con đường Hồ Chí Minh huyền thoại, thì người cán bộ, chiến sĩ cuối cùng của C.270 Đoàn Công Chiến bị cơn tai biến nặng. Tất tả chạy đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương thăm ông, những người đồng chí, đồng đội của ông năm xưa không khỏi chạnh lòng. Đôi mắt hoen lệ vì họ lại sắp mất đi người đồng chí, đồng đội đã cùng nhau trải qua biết bao gian khổ, ác liệt của cuộc chiến tranh. Và không ai tránh được mệnh trời, sau 2 tuần điều trị tại khoa chăm sóc đặc biệt, ông Đoàn Công Chiến đã ra đi mãi mãi. Những đôi mắt già nheo nheo đã chùng xuống, lặng lẽ tiễn người bạn già về với đất mẹ thân yêu...
Địa danh Nửa Lon
Thông qua những người đồng chí cùng thời, đoàn chúng tôi bắt đầu hành trình về vùng căn cứ xưa. Cơn mưa đầu mùa nặng hạt đủ để làm khó bước chân của chúng tôi, nhưng không vì thế mà nản lòng. Nhờ sự giúp đỡ tận tình của chính quyền địa phương, chúng tôi được “tăng bo” bằng xe máy, rồi lội bộ một quãng đường dài băng qua vườn cao su, cà phê bạt ngàn để đến với trạm Đăk Nhao (còn gọi là căn cứ Nửa Lon, nay thuộc xã Đường 10, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước). Đây là trạm liên lạc đầu tiên của C.300 được thành lập cuối năm 1959 từ Chiến khu Đ lên. Nhiệm vụ của C.300 là tìm bắt liên lạc với Đội II của Đoàn B.90 từ Nam Tây nguyên vào.
Ông Đới Văn Minh (giữa), con một chiến sĩ giao liên đang giới thiệu về căn cứ Nửa Lon. Ảnh:T.LIÊN
Những nhân chứng lịch sử ngót nghét tuổi 80, 90 mò mẫm đi từng bước một. Nhưng với họ: “Có là gì đâu, ngày xưa đi xoi đường khó hơn nhiều...”. Đúng 11 giờ trưa, căn cứ Nửa Lon đã ở ngay trước mặt. Nhìn về phía cánh rừng nguyên sinh còn mà tỉnh Bình Phước bảo tồn làm “địa chỉ đỏ”, ông Ao Sỹ, nguyên chiến sĩ Đoàn B.90, Chánh văn phòng B4, Trưởng ban Liên lạc Truyền thống B.90 - C.200 - C.270 cho biết: “Tháng 11-1959, Xứ ủy Nam bộ triệu tập các Bí thư Tỉnh ủy về họp tại rừng Trảng Chiên (Tây Ninh) để quán triệt Nghị quyết 15. Tại đây, Xứ ủy cũng thông báo việc mở đường hành lang chiến lược Bắc - Nam, chủ trương của Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với việc mở hành lang nối liền hai chiến trường Nam Tây nguyên và Đông Nam bộ. Xứ ủy chỉ thị cho Khu ủy miền Đông tổ chức đoàn vũ trang tuyên truyền khẩn trương xây dựng cơ sở, mở rộng căn cứ miền núi, đồng thời mở đường ra phía Bắc, đón đoàn do Trung ương tổ chức mở đường từ Nam Tây nguyên và Đông Bắc Campuchia”.
Chấp hành chỉ thị của Xứ ủy, Khu ủy miền Đông giao cho đồng chí Lâm Quốc Đăng tổ chức thực hiện. Lực lượng để tổ chức đoàn đi mở đường này được rút từ C.240, C.250 bộ đội tập trung miền Đông, trong đó có một số chiến sĩ của C.40 lực lượng Bình Xuyên ly khai theo cách mạng. Đơn vị được tổ chức thành một đội vũ trang tạm mang phiên hiệu C.300, do đồng chí Lâm Quốc Đăng trực tiếp chỉ huy.
Sau một thời gian chuẩn bị, tháng 2-1960, từ suối Đá (huyện Bắc Tân Uyên hiện nay), C.300 xuất phát lên suối Rạt (xã An Bình, huyện Phú Giáo). Tại đây, đoàn dừng lại tổ chức hậu cần, xong lên Phước Sang vượt Quốc lộ 14. Đơn vị đã phối hợp với lực lượng vũ trang miền Đông tấn công Sở Cao su Phú Riềng, thu nhiều tấn gạo. Đoàn C.300 nhận được một phần gạo chiến lợi phẩm để dự trữ phục vụ cho công tác mở đường.
Đến Đăk Nhao, một tiểu đội ở lại xây dựng trạm đầu tiên. Tiểu đội này có hai nhiệm vụ: Vận chuyển gạo từ suối Rạt lên cho đoàn tiếp tục mở đường, dự trữ lương thực cho đến khi bắt được liên lạc với Đoàn B.90. đồng thời phá rừng làm rẫy, tỉa bắp trồng rau… để khi bắt liên lạc với Đoàn B.90 làm trạm dừng chân có vật chất cải thiện. “Lúc đầu xây dựng trạm Đăk Nhao bộ đội gặp rất nhiều khó khăn. Lương thực phải dành cho công tác phía trước xoi mở đường. Anh em tại trạm chỉ ăn mỗi ngày nửa lon gạo, chịu đựng hàng tháng trời nên cái tên căn cứ Nửa Lon cũng ra đời từ đó”, ông Ao Sỹ cho biết.
Đói cơm, lạt muối
Ông Ao Sỹ cho biết từ Đăk Nhao, C.300 mở đường lên Bu Gâng (Đăk Dueel, nay thuộc xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đăk Nông) và tiếp tục mở lên hướng Đông Bắc Campuchia. Càng lên cao, lương thực càng khó khăn. Từ Đăk Nhao, mỗi người phải mang 18kg gạo, 1kg muối. Cao điểm mùa nắng, thời tiết khắc nghiệt, nhiều suối khô cạn, tìm nước rất khó khăn, có hôm phải nhịn khát cả ngày. Có ngày gặp con suối khô, đoàn lần theo suối để tìm nước từ 10 giờ sáng đến 21 giờ đêm mới gặp vũng nước. Ai nấy bổ nhào đến, kẻ lấy nón múc, người dùng tay vốc lấy nước uống vì quá khát, sau đó dùng nước nấu cơm ăn và vắt cơm cho ngày mai. Sáng dậy, mọi người mới biết đây là vũng nước voi nằm, xung quanh đầy... phân voi!
Ông Sỹ kể tiếp: “Đoàn tiếp tục đi, gạo muối cạn dần. Từ một ngày nửa lon, đến 1/3 lon, cuối cùng gạo cũng hết sạch, phải sống bằng của chụp, củ nầng, đọt đoác trong rừng. Không chỉ đói cơm, lạt muối; đau ốm, bệnh tật, thiếu thuốc điều trị, sốt rét hoành hành luôn là những nỗi ám ảnh khôn nguôi”.
Cũng trong thời gian này, Xứ ủy quyết định tách vùng rừng núi Bắc Biên Hòa thành lập tỉnh Phước Long. Theo đó thành lập Ban cán sự Khu ủy miền Đông. Ban cán sự tỉnh Phước Long chuyển căn cứ từ Nước Sông qua Đăk Nhao, Tây Quốc lộ 14, bắt liên lạc với đoàn mở đường của đồng chí Lâm Quốc Đăng. Tháng 9-1960, đồng chí Lâm Quốc Đăng được lệnh trở về miền Đông, đồng chí Phạm Thuận (tức Ba Thu), Bí thư Ban cán sự tỉnh Phước Long tiếp nhận lực lượng C.300 cùng với nhiệm vụ tiếp tục mở đường. Dưới sự lãnh đạo của Ban cán sự tỉnh Phước Long, lực lượng thống nhất lại, tổ chức thành Đội vũ trang công tác, lấy phiên hiệu là C.270. Lúc này, C.270 có nhiệm vụ vừa hỗ trợ cho các đội vũ trang, vừa tuyên truyền, gây dựng cơ sở vùng mới mở ra, vừa có nhiệm vụ mở đường đón Đoàn B.90 từ Nam Tây nguyên vào.
Như vậy, trước yêu cầu cấp bách cần có con đường hành lang để bảo đảm sự chi viện về nhân tài, vật lực từ miền Bắc đến chiến trường Nam bộ, các đơn vị vũ trang làm nhiệm vụ đặc biệt xoi mở đường lần lượt ra đời. Đoàn B.90, C.200, C.270, Đội công tác Đăk Mil, cùng đồng bào các dân tộc các tỉnh Nam Tây nguyên, Đông Nam bộ đã quyết tâm xây dựng cơ sở và mở con đường hành lang lịch sử ở đoạn cuối dãy Trường Sơn, đáp ứng yêu cầu của cách mạng miền Nam nói chung và Nam bộ nói riêng trong thời kỳ đầu và suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Và từ đây, hành trình xuyên vào “vùng trắng”, vạch lá bẻ cò, xoi mở đường từ Nam Tây nguyên đến Đông Nam bộ bắt đầu...(còn tiếp)
“Di tích lịch sử căn cứ Nửa Lon là địa điểm ghi dấu việc mở đường hành lang nối liền hậu phương lớn miền Bắc với tiền tuyến lớn miền Nam. Những năm đầu chống Mỹ cứu nước (1960-1965), hàng vạn con em đồng bào Nam bộ tập kết ra Bắc và về lại chiến trường, các cán bộ lãnh đạo và phương tiện khí tài miền Bắc chi viện cho chiến trường Nam bộ và cực Nam Trung bộ đều đi qua con đường này, góp phần đưa cách mạng miền Nam chuyển sang giai đoạn mới”. (Ông Đới Văn Minh, con một chiến sĩ giao liên từ những năm 1960-1965) |
TIỂU LIÊN
(责任编辑:Thể thao)