Theélộconsốsốcvềbệnhganmậty le bong da hom nayo kết quả thống kê của Chuyên khoa Gan Mật - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, trong 100 bệnh nhân lần đầu tiên đi khám chuyên khoa Gan mật, có từ 30-40 bệnh nhân bị các bệnh lý về gan mật ở mức độ nguy hiểm. Ai có nguy cơ ung thư gan cao gấp 100? Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC vừa qua tiếp nhận trường hợp của bệnh nhân L.Q.T. (nam, 69 tuổi, Hưng Yên) đến khám và phát hiện ra bệnh lý ung thư biểu mô tế bào gan mà từ trước đến nay bệnh nhân không biết mình bị bệnh gan. Và bệnh nhân đã được bác sỹ chuyên khoa Gan mật chỉ định điều trị chuyên khoa.
Khi thăm khám và hỏi bệnh, bệnh nhân L.Q.T cho biết: khoảng 10 ngày nay bệnh nhân thấy đau bụng âm ỉ, kèm theo cảm giác đầy chướng bụng, khó tiêu, không ợ hơi, không ợ chua, không nôn, không sốt, ăn uống kém, không gầy sút cân và đại tiểu tiện bình thường nên vào viện. Kết quả khám: Bệnh nhân L.Q.T. bụng mềm, vùng gan trái sờ thấy khối kích thước khoảng 4x5cm, cứng, ấn đau. Gan phải không sờ thấy, không có sao mạch. Và kết quả cận lâm sàng có: các chỉ số chức năng gan: AST: 191.6, ALT: 53.3, GGT: 246.1; xét nghiệm ung thư gan AFP: 66875, HBsAg: dương tính, HCV Ab: âm tính. Trên hình ảnh siêu âm tổng quát, bệnh nhân có gan trái nhu mô gan thô, bờ gan không đều, nhưng không tạo khối. Tĩnh mạch cửa không giãn, có huyết khối tĩnh mạch gan trái trên một đoạn dài 44mm. Đặc biệt, kết quả chụp cắt lớp vi tính của bệnh nhân L.Q.T có gan biến đổi hình thái, chủ yếu gan trái, nhu mô gan trái giảm tỷ trọng thành đám có chỗ tạo thành nốt đường kính lớn nhất phân thùy IV, đường kính lớn nhất 68mm thì động mạch ngấm thuốc không đều, tĩnh mạch cửa thải thuốc nhanh. Vì vậy, bệnh nhân được chẩn đoán: Ung thư biểu mô tế bào gan trên nền viêm gan B và có chỉ định nhập viện điều trị chuyên khoa. PGS. TS Trịnh Thị Ngọc - chuyên gia về Các bệnh Truyền nhiễm cho biết: “Theo kết quả thống kê của Chuyên khoa Gan Mật - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, trong 100 bệnh nhân lần đầu tiên đi khám chuyên khoa Gan mật, có từ 30 - 40 bệnh nhân bị các bệnh lý về gan mật ở mức độ nguy hiểm, thậm chí ung thư gan giai đoạn cuối. Những con số đó chứng tỏ tỉ lệ người mắc bệnh ở giai đoạn muộn tương đối cao, nguyên nhân chủ yếu do công tác kiểm tra sức khỏe chủ động của người dân còn chưa được chú trọng. Đặc biệt lưu ý những bệnh nhân đi kiểm tra mà có kết quả HBsAg dương tính thì nguy cơ ung thư gan cao gấp 100 lần so với HBsAg âm tính”. Về điều trị viêm gan B, hiện có 3 thuốc ưu tiên sử dụng để điều trị viêm gan virus B là Entecavir, Tenofovir và peg- IFN. Trong đó, những bệnh nhân có kết quả HBsAg dương tính và kết quả HBV-DNA >=104, cần chú ý nếu men gan tăng hay có xơ hoá gan cần tham khảo ý kiến bác sỹ chuyên khoa để có hướng điều trị đúng, tránh điều trị sai gây kháng thuốc, tốn kém kinh phí và có hại cho người bệnh. Khuyến cáo kiểm tra định kỳ
Để phòng tránh bệnh lý viêm gan, xơ gan hoặc ung thư gan, PGS. TS Trịnh Thị Ngọc khuyến cáo: Người bị bệnh gan thường có biểu hiện không rõ ràng, khiến người bệnh dễ bỏ qua, nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm bệnh dễ tiến triển thành xơ gan, thậm chí là ung thư gan. Do vậy, người dân nên kiểm tra định kỳ 3-6 tháng/ lần. Đặc biệt, những người có yếu tố nguy cơ cao nên đi kiểm tra như: - Người sống trong gia đình có người bị viêm gan virus B, C hay ung thư gan cần chú ý phòng lây nhiễm. Nếu xét nghiệm HBsAg âm tính cần xét nghiệm anti HBs, nếu kết quả âm tính cần tiêm phòng vắc-xin viêm gan B. Hiện nay chưa có vắc-xin cho viêm gan C nên người có anti HCV dương tính cần xét nghiệm xem virus có phát triển không để có hướng điều trị kịp thời. - Bệnh nhân mệt mỏi, đau tức hạ sườn phải, tiểu vàng,… thì nên kiểm tra sức năng gan gồm HBsAg, Anti HCV, để có hướng xử lý kịp thời. - Người mang virus viêm gan B, C không nên uống rượu, bia vì rượu, bia ở người bị viêm gan B, C sẽ làm cho bệnh nặng thêm.
Thanh Loan |